Âm mưu diệt chủng bằng AIDS. Phần 5: Phi vụ làm ăn từ con khỉ
Các Website khác - 05/09/2005
Khi cuốn sách của Robert Gallo Săn lùng vi rút AIDS, ung thư và retrovirus của người được xuất bản năm 1991, tôi tò mò muốn biết điều gì đã khiến ông nghi ngờ khỉ xanh châu Phi là con vật mang AIDS cho chúng ta.
Trong chú giải ở trang 227, ông giải thích :”Kỳ lạ là trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu của tôi về AIDS (đầu năm 1983) Ann Guidici Fettner, một nhà văn độc lập đã đến thăm và kể cho tôi, nhấn mạnh rằng nguồn gốc và trung tâm của bệnh dịch này là ở lưu vực sông gần hồ Victoria. Bà cũng nói bà tin rằng vi rút đến từ các con khỉ xanh châu Phi, dường như bà dựa trên hnững quan sát và kinh nghiệm của mình ở Trung Phi”.
Tôi ngạc nhiên là Gallo qui câu chuyện khỉ cho Fettner, một nhà báo được biết đến nhiều nhất bởi những báo cáo về AIDS của bà trên tờ Người New York trong những năm đầu của bệnh dịch. Tôi quen thuộc với những bài viết của bà trên tờ báo đó, nhưng không một lần nào tôi đọc được rằng bà đã đề xuất câu chuyện khỉ xanh với Gallo. Thực ra, một số câu chuyện của bà hết sức phê phán nà khoa học đó.
Fettner cùng với nhà sinh vật học William Check, viết cuốn Sự thật về AIDS (1984), một trong những cuốn sách đầu tiên xuất bản về bệnh dịch này. Theo các ghi chú trên bìa rời cuốn sách, Fettner đã phục vụ với tư cách một cố vấn y tế cho chính phủ Kenya. Cuốn sách được xuất bản một thời gian trước khi Gallo phát hiện vi rút HIV tháng 4 năm 1984.
Trong cuốn Sự thật về AIDS không có ghi chép gì về những kinh nghiệm của Fettner ở châu Phi; các con khỉ xanh không bao giờ được nhắc đến, và không có gợi ý nào rằng AIDS bắt nguồn từ châu Phi. Ngược lại, Fettner và Check kết luận rằng AIDS bắt đầu từ người Mỹ.
Theo quan điểm của tôi, Gallo có hai lý do chắc chắn để nêu nguồn gốc AIDS là từ châu Phi và đổ lỗi cho các con khỉ xanh châu Phi. Thứ nhất, nguồn gốc châu Phi che dấu thuận lợi mối liên hệ giữa chương trinh vác- xin viêm gan B ở người đồng tính và sự bùng phát AIDS ở các thành phố của Mỹ. Thứ hai, đổ lỗi cho các con khỉ xanh hoang dã là một cách có hiệu quả che lấp nguồn gốc HIV có thể từ phòng thí nghiệm và từ vi rút ung thư động vật trong phòng thí nghiệm.
Không lấy làm lạ là Max Essex, một bác sĩ thú y của Đại học Harvard, người đã làm thí nghiệm AIDS với mèo trước khi có sự bùng phát AIDS ở người, đã nhanh nhảu đồng tình với Gallo chỉ tay sang châu Phi. Cùng hòa giọng với họ là Donald Francis, người đã làm việc với Essex trong các cuộc thí nghiệm với mèo ở Đại học Harvard. Francis đã tiêm cho những người châu Phi trong chương trình vác-xin bệnh đậu mùa của WHO, và cũng tiêm chủng những người đồng tín Mỹ trong cuộc thử nghiệm viêm gan B. Donald Francis thích nói :”Tôi thích đi vào nghề của tôi vì tôi muốn tìm ra một bệnh dịch, tìm một vác-xin, tiêm chủng để chống lại bệnh đó và tiếp tục một bệnh dịch khác”.
Giới truyền thông lập tức tôn vinh Gallo, Essex, Francis và đồng nghiệp của họ như những ánh sáng dẫn đường trong cuộc nghiên cứu AIDS. Những công bố của Gallo và câu chuyện khỉ của ông ta đã trở thành kinh thánh. Những nhà khoa học nào dám chống lại các quan điểm “chính thống” của Gallõe gặp nhiều phiền toái. Tuy nhiên, sau các cánh cửa đóng kín, các nhà khoa học nguyền rủa rằng Gallo đã ăp cắp HIV từ các nhà nghiên cứu Pháp ở Viện Pasteur.
Tờ Thời báo (số ra ngày 30-4-1984) nhắc đi nhắc lại khẳng định của Gallo rằng HIV “có thể đã ẩn nấp trong các bụi rậm châu Phi một thời gian”. Tờ Newsweek (Tuần tin tức - số ngày 7 tháng 5) chụp một bản đồ thế giới cho thấy các mũi tên chỉ hướng các con đường cỏ thể của HIV “đang chuyển động” ra khỏi châu Phi.
Căn bệnh đó đã bắt đầu ở châu Phi ra sao ? Nobert Rapoza, một nhà vi rút học có kinh nghiệm, làm việc cho Hội Y học Mỹ, đã thông báo cho các độc giả y học của tờ Tin tức y học Mỹ (”Thông điệp khủng khiếp của chuyên gia AIDS”, số ra ngày 5-12-1986) rằng “AIDS đã bắt đầu ở Trung Phi, có lẽ là một vi rút từ khỉ đã nhảy sang loài khác. Có thể nó được lan truyền do muỗi đốt dân bộ lạc châu Phi. Sau đó, có thể vi rút đã đột biến và khi dân bộ lạc đi vào thành phố lớn, hai điều đã xảy ra : họ quan hệ với dân mãi dâm và nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và họ đã được trị bệnh với những kim tiêm bẩn. Hoặc là vi rút ban đầu có thể đã đến từ một động vật móng guốc - một con bò hay một con lợn – và có thể đã được lan truyền bởi tục lệ của dân châu Phi cắt cổ thú vật và uống máu”.
Thế HIV cuối cùng lây nhiễm tới dân đồng tính ở làng Greenwich như thế nào ? Rapoza cũng đã có câu trả lời :”Một thuyết cho rằng HIV bắt nguồn từ châu Phi nói rằng một số dân Haiti thường làm việc ở Daia (ở Trung Phi – nay là nước Cộng hòa dân chủ Công gô) đã trở về vào năm 1977, cùng thời gian với một hội nghị quốc tế của người đồng tính họp ở Haiti, từ đây vi rút có thể đã lan truyền bằng đường tình dục hay ma túy hoặc cả hai cách, và rồi có thể đã được mang về New York và California”.
Tôi đã không bao giờ đọc loại câu chuyện phi khoa học, phân biệt chủng tộc và kỳ thị như vậy trong một ấn phẩm y học. Là một người đàn ông đồng tính, tôi hoàn toàn biết rõ không bao giờ có một hội nghị quốc tế của dân đồng tính ở Haiti, và không bao giờ nghe nói đến chuyện người đồng tính ở Westcoast đi Haiti để quan hệ tình dục. Thật là tồi tệ, tại sao các thầy thuốc lại bị lừa bịp để tin những câu chuyện tức cười nhất về AIDS như vậy.
Một ngày nào đó, lịch sử “khác” của AIDS sẽ được ghi lại trong các sách y học. Các nhà sử học sẽ điều tra đến nơi đến chốn sự nghiệp khoa học của các nhà nghiên cứu AIDS nổi tiếng nhất của chính phủ, và họ sẽ phát hiện ra rằng làm thế nào mà những người đó đã nhanh chóng trở thành những nhân vật xuất sắc của y khoa. Khi việc nghiên cứu chiến tranh vi trùng bí mật của các nhà khoa học và vi rút học của Chính phủ Mỹ được đưa ra ánh sáng, nguồn gốc  thực sự trong phòng thí nghiệm của AIDS sẽ được phát hiện.
HIV có xuất phát từ phòng thí nghiệm về ung thư không ? Năm 1971, sau khi một bộ phận của đơn vị chiến tranh vi trùng ở Fork Detrick được chuyển sang Viện Ung thư quốc gia, việc nghiên cứu chiến tranh vi trùng của quôn đội được phép tiếp tục dưới cái vỏ bọc nghiên cứu ung thư. Tổ chức được cải tổ đó giờ đây gọi là Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Frederick.
Richard Hatch viết rằng Robert Gallo là một cán bộ dự án của “một chương trình tiêmchủng vi rút rộng lớn bắt đầu từ năm 1962 và hoạt động cho đến ít nhất là năm 1976, và đã sử dụng hơn 2000 con khỉ. Các con khỉ đã được tiêm mọi thứ, từ các mô ung thư của người đến các vi rút hiếm, và ngay cả máu cừu, với nỗ lực nhằm tìm ra một loại ung thư lây truyền được. Nhiều con kỉ trong số đó đã bị chết vì ức chế miễn dịch sau khi tiêm vi rút khỉ Mason Pfiser, loại retrovirus ức chế miễn dịch lần đầu được biết đến, một loại vi rút bao gồm cả vi rút HIV gây suy giảm miễm dịch ở người”.
Các vi rút phòng thí nghiệm đã bị cấy chuyển từ loài vật này sang loài vật khác. Và giữa những năm 1970, các mầm ung thư mới đã được tạo ra bởi một quá trình của công nghệ gene. Trong quá trình đó, cái gọi là “rào cản loài” đã thường xuyên bị phá vỡ. Trong thời kỳ 1977-1978, chương trình vi rút ung thư đã sản xuất 60.000 lít vi rút gây ung thư và ức chế miễn dịch.
Công cuộc nghiên cứu quân sự rộng lớn đó thực hiện được là nhờ sự giúp đỡ của Viện Y tế quốc gia và Viện Ung thư quốc gia. Trong báo cáo của mình năm 1991 “Cuộc chiến ung thư”, Hatch kết luận :”Trong khi Nixon ra lệnh dường như là để chấm dứt những nỗ lực tấn công bằng chiến tranh vi trùng năm 1969. Chương trình vi rút ung thư rất có thể bề ngoài làm ra vẻ tìm cách chữa trị ung thư trong khi thực ra là để tiếp tục các cuộc thử nghiệm chiến tranh vi trùng”.
Như dự đoán của các chuyên gia chiến tranh vi trùng, các vi rút quái vật gây ung thư mới được tạo ra có tác động chết người lên hệ miễn dịch. Trong một thí nghiệm được báo cáo vào năm 1974, các con tinh tinh mới sinh được tách khỏi mẹ chúng khi ra đời và được nuôi dưỡng bằng sữa lấy từ các con bò bị nhiễm vi rút. Một số con tinh tinh bị bệnh và chết do hai bệnh chưa từng thấy ở tinh tinh - thứ nhất là viêm phổi pneumocystis carinii  (sau này được gọi là “viêm phổi của người đồng tính” bị bệnh AIDS); thứ hai là bệnh bạch cầu, một bệnh ung thư máu.
Có ít nhà khoa học tỏ ra quan tâm về sự an toàn của các phòng thí nghiệm, nơi có các vi rút đột biến và vi trùng siêu đẳng nguy hiểm đó Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những con vi trùng công nghệ gene chết người đó thoát ra khỏi phòng thí nghiệm.
Tháng 11 năm 1973, một hội nghị cấp cao có tên gọi là “Các tai biến trong nghiên cứu sinh học” được triệu tập ở Asilomar, gần Pacific Grove ở Bắc California. Các chuyên gia vi rút học ung thư hàng đầu đã sẵn sàng thừa nhận rằng không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự đào thoát của các vi rút gây ung thư rất nguy hiểm đó vào cộng đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp có “tai nạn”, các kế hoạch đã được vạch ra để bảo đảm rằng việc đưa một vi rút ấy vào cộng đồng người có thể bị phát hiện và điều tra.
Tại hôi nghị, các chương trình bệnh dịch học phức tạp và công phu đã được vạch ra. Các cơ quan chính phủ sẽ giám sát các nhóm hay “đám đông” người “có thể  bị ảnh hưởng bởi nguy cơ” vi rút thoát ra trong tương lai. Các nhóm khác “trước đây đã bị ảnh hưởng bởi nguy cơ” của các vi rút gây ung thư cũng sẽ được đặt dưới sự giám sát. Các nhà nghiên cứu ở Asilomar đã biết rõ những rủi ro nghiêm trọng cúa công cuộc nghiên cứu vi rút ung thư. Song, họ cũng hiểu sứ mệnh khoa học của họ, là chứng tỏ rằng các vi rút ung thư của loài vật có thể gây ung thư ở người.
Các nhà khoa học như Francis Black của trường Đại học Yale không chống lại việc chấp nhận rủi ro. “Nếu chúng ta thực sự tin vào sứ mệnh của mình là cố tìm cách kiểm soát ung thư thì nên chấp nhận một mức rủi ro nào đấy. Nếu như, như người ta nói, năm hay mười người có thể mất mạng, điều đó có thể là một giá nhỏ để nhiều mạng người khác được cứu”.Khoa học và đạo đức đã chính thức cắt đứt quan hệ.