Kinh nghiệm trước đây của tôi với dân truyền thông mách bảo rằng câu chuyện con người tạo ra AIDS là một điều cấm kỵ. Các mạng truyền hình chính do các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh làm chủ và kiểm soát, và tôi cảm thấy rằng đã có áp lực lên các nhà điều hành để không phát sóng câu chuyện rằng AIDS do con người tạo ra. Công chúng Mỹ đã hoàn toàn chấp nhận câu chuyện về khỉ. Thật là liều lĩnh và dại dột khi hù dọa những người xem truyền hình để họ nghĩ rằng AIDS là một trò vụng về nào khác của chính phủ.
Tôi ngạc nhiên khi ông chủ nhiệm kênh truyền hình gọi điện cho tôi vài tuần sau, giải thích rằng các phóng viên của ông đã kiểm tra lại câu chuyện của tôi với các viên chức chính phủ. Có thể đoán trước các viên chức y tế nói rằng câu chuyện con người tạo ra AIDS là vô lý và không hay ho gì. Ông chủ nhiệm thúc giục họ tìm những thông tin cụ thể về cuộc thử nghiệm viêm gan. Điều gì đã xảy ra với những người đàn ông tình nguyện ? Bao nhiêu người vẫn còn sống? Bao nhiêu người chết vì AIDS ? Hẳn là có các thông tin đó. Các viên chức chính phủ lãng tránh. Các báo cáo y tế về những người đàn ông đồng tính trong cuộc thử nghiệm là mật; không thể tiết lộ bất cứ thông tin nào và chắc chắn là không thể cho các phóng viên truyền thông biết.
Không có sự hợp tác của chính phủ, ông chủ nhiệm kênh truyền hình phàn nàn ông không có một câu chuyện “cân bằng” từ hai phía. Khi được hỏi, tôi gợi ý rằng câu chuyện chiến tranh sinh học AIDS là chương trình diệt chủng bí mật nhất của thế kỷ. Liệu ông có thực mong đợi có được sự hợp tác của các viên chức y tế để bóc trần sự thật ? Các cán bộ của ông đã bóc trần những điều bí mật khác của chính phủ ra sao ? Ông chủ nhiệm thông cảm, nhưng cuối cùng thừa nhận câu chuyện quá nhạy cảm, dễ gây bùng nổ nên không thể đưa ra mà không có thêm chứng cứ. Tôi đã phản đối. Thế còn con số có thực những người đàn ông đồng tính đã chết thì sao ? Ông nói : Xin lỗi, điều đó không thể dùng làm chứng cớ được.
Thế chứng cớ sáu triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã tàn sát ở đâu ? Tất cả các thi thể đó ở đâu ? Tài liệu ghi chép đâu ? Chứng cớ là ở sự thật, rằng trước chiến tranh có những thành phố và thị trấn đầy người Do Thái. Sau chiến tranh họ biến đi, và những người Do Thái đã biến mất không bao giờ được thấy sống lại.
Những người bạn trẻ của tôi mười năm trước đây đâu rồi ? Một nửa số họ đã chết vì AIDS. Những người có tính dục khác giới không mất tới một nửa bạn bè và người yêu vì AIDS. Chỉ những người đồng tính phải chịu đựng mất mát đó mà thôi. Nhưng thực tế đó không thích hợp đối với ông chủ nhiệm trong khi ông luôn miệng đòi “chứng cớ” và “tài liệu” để chứng tỏ thuyết của tôi. Bảng liệt kê các tử thi đầy những người đàn ông đồng tính, đối với ông ta, không chứng tỏ điều gì hết.
Thực vậy, không có chứng cớ rõ rệt trong các báo cáo được công bố về cuộc thử nghiệm viêm gan B chứng tỏ rằng các cuộc thử được thiết kế để giết những người đàn ông đồng tính. Nhưng nếu người ta tìm kiếm trong các sách báo y học cẩn thận, có những manh mối cho thấy những người đồng tính nam trong cuộc thử nghiệm bị tổn thương nghiêm trọng vì vi rút AIDS. Thực ra, nhóm viêm gan bị tổn hại hơn bất kỳ nhóm AIDS nào ở châu Phi, nơi mà các chuyên gia cho là căn bệnh có lẽ đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Và nếu người ta cẩn thận nghiên cứu các đồ tị trong báo cáo về viêm gan năm 1986 của Cladd Stevens cho thấy mức nhiễm HIV ở những người đàn ông trong cuộc thử nghiệm, thì một điều rõ ràng là - tất cả những người đàn ông đồng tính trong cuộc thử nghiệm đã phải chết vì AIDS.
Chứng cớ chứa trong máu những người đồng tính lưu giữ ở trung tâm Máu của thành phố New York.
Khi một cuộc thử máu để tìm các kháng thể HIV được tiến hành với mục đích thương mại vào năm 1985, người ta đã có thể xác định chính xác ai bị nhiễm vi rút. Với ý đồ phát hiện nguồn vi rút, các nhà dịch tễ học đã thử các mẫu máu cũ của dân đồng tính được lưu giữ tại trung tâm Máu của thành phố New York để xác định liệu họ có bị nhiễm không. Khi các mẫu máu cũ trước năm 1978 của những người Mỹ từ các nhóm khác nhau được thử, không có các mẫu dương tính HIV. Điều đó chứng tỏ rõ ràng vi rút HIV không có mặt ở Mỹ trước năm 1978.
Qua việc thử trở lại các mẫu máu của 1083 người đàn ông trong cuộc thử nghiệm viêm gan B ban đầu, cũng như hơn 10.000 đồng tính nam mà Szmuness đã kiểm tra, có thể xác định chắc chắn rằng vi rút HIV được đưa vào cộng đồng đồng tính vào khoảng năm 1978, cùng năm khi cuộc thử nghiệm vác-xin viêm gan B với người đồng tính bắt đầu.
June Goodfield nhắc lại rằng trong những tháng trước tháng 11 năm 1978, Szmuness đã có một số cuộc tiêm chủng ban đầu và không làm báo cáo thực hiện với 200 người được coi là đồng tính. Như vậy, ngay cả trước khi cuộc thử nghiệm chính thức bắt đầu, một số người tình nguyện đã bị tiêm vác-xin thử nghiệm.
Có phải vác-xin gan B thử nghiệm đã bị nhiễm vi rút HIV hay không ? Vác-xin đó được Viện Y tế Quốc gia và công ty dược phẩm Merck chế tạo. Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, Szmuness đã lo vác-xin có thể bị nhiễm trùng. Theo Goodfield, người ta nghi có nhiễm vi rút trong lô vác-xin do Viện Y tế Quốc gia làm nhưng không bao giờ nghi có trong vác-xin do Merck làm.
Những mối liên hệ giữa Merck, cơ sở chiến tranh vi trùng của quân đội, và Viện Y tế Quốc gia được nhiều người trong giới thạo tin mật về y tế biết. Công ty dược phẩm Merck không lạ lẫm gì với chiến tranh vi trùng. George Merck, người lãnh đạo công ty trong chiến tranh Thế giới thứ hai, cũng lãnh đạo chương trình nghiên cứu vũ khí vi trùng của Mỹ. Để góp phần vào cuộc đấu tranh chống ung thư vào đầu những năm 1970, tổng thống Richard Nixon chuyển một bộ phận của đơn vị chiến tranh vi trùng của quân đội Mỹ ở Fort Detrick, Maryland sang Viện Ung thư quốc gia, dưới sự chỉ đạo của Viện Y tế Quốc gia.
Sau khi hoàn thành một cuộc thử nghiệm lớn trong đó nhiều ngàn mẫu máu được thử và lưu giữ, các mẫu thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, sau khi các cuộc thử nghiệm vác-xin kết thúc, Szmuness khăng khăng đòi trung tâm giữ tất cả mấy chục ngàn mẫu máu do mười ba ngàn người đàn ông đồng tính hiến. Khi được hỏi tại sao ông giữ quá nhiều ống máu, Szmuness đáp :”Vì một ngày nào đó một bệnh khác sẽ bùng phát và chúng ta sẽ cần chúng”.
Tận cuối năm 1983, vài chuyên gia bệnh truyền nhiễm đã báo cáo rằng AIDS có thể liên quan tới vác-xin viêm gan vì người ta phát hiện ra rằng 93% các bệnh nhân AIDS của họ thử thấy dương tính đối với các kháng nguyên máu viêm gan B. Vì vác-xin viêm gan B đã được chế tạo từ máu của những người đồng tính mang vi rút viêm gan, các thầy thuốc sợ vi rút HIV có thể đã nhiễm vào vác-xin. Các quan chức y tế ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cam đoan chắc chắn với mọi người rằng vác-xin là an toàn.
Sự an toàn của vác-xin thử nghiệm cũng được Cladd Stevens bảo vệ, bà là người đã hợp tác chặt chẽ với Szmuness trong các cuộc thử nghiệm với dân đồng tính. Khi Szmuness chết năm 1982, Stevens trở thành người phát ngôn chính thức cho cuộc thử nghiệm. Trong một báo cáo tháng 5 năm 1983, bà tuyên bố rằng chỉ hai người đàn ông trong cuộc thử nghiệm được chẩn đoán bị AIDS. Một người được chẩn đoán hai năm sau khi tiêm vác-xin, người kia bốn năm sau. “Không có tỷ lệ mắc bệnh quá mức trong số dân có nguy cơ cao”, bà nhấn mạnh.
Sự khẳng định lại của Stevens là quá sớm. Trong năm 1983, năm mà bà viết báo cáo, sự thật đáng buồn là cứ ba người có có một người tiêm chủng trong cuộc thử nghiệm bị nhiễm vi rút HIV.
Trước khi phát hiện chính thức vi rút HIV năm 1984, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và những nhà chế tạo vác-xin liên tục cam đoan với công chúng rằng vác-xin viêm gan B mới có trên thị trường không phải là loại thể nghiệm, là an toàn. Tuy nhiên, Abbort Laboratories, nhà chế tạo vác-xin viêm gan thương mại tỏ ra cẩn thận hơn khi nói về sự an toàn của vác-xin. Trong sách hướng dẫn thuyết phục những người đàn ông đồng tính tiêm vác-xin thương mại, công ty này khuyên :”Nhiều người lo lắng về việc có thể lây nhiễm HIV và u ác tính trên da, người ta không biết liệu các bệnh đó được truyền bằng máu hay các sản phẩm của máu. Vác-xin viêm gan B hiện nay tuy sản xuất từ máu gộp lại của những người mang mầm bệnh (vi rut) mãn tính nhưng được chế tạo qua một số quá trình xử lý được tin là đã làm bất hoạt tất cả các nhóm vi rút đã biết”.
Tuy Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tin tưởng về sự an toàn của vác-xin viêm gan B thương mại, nhưng công chúng thì không tin. Có lời đồn nanh chóng rằng vác-xin được làm từ máu của những người đồng tính. Do đó, nhiều người từ chối tiêm. Ngay cả khi vác-xin không còn được chế tạo theo cách sử dụng máu của những người đồng tính, nhiều người vẫn sợ vác-xin viêm gan B vì nó có liên hệ với những người đàn ông đồng tính và AIDS.
Năm 1986, nhóm của Cladd Stevens làm nghiên cứu thứ hai tiếp theo với 212 người đàn ông đã được tiêm vác-xin thử nghiệm. Kỳ lạ là 6,6% những người đó có xét nghiệm dương tính trên các mẫu máu lấy trong thời kỳ tháng 11 năm 1976 và tháng 10 năm 1979. Đến năm 1981, trên 20% số đàn ông đó có kết quả xét nghiệm dương tính, năm 1984 (cuối thời kỳ nghiên cứu) trên 40% được xét nghiệm dương tính. Phần lớn những người đàn ông có kết quả dương tính HIV bị suy giảm miễn dịch.
Vì những trường hợp đầu tiên được phát hiện năm 1979, giới truyền thông làm chấn động công chúng với vô vàn câu chuyện xúc động về AIDS. Tuy nhiên, chưa một lần giới truyền thông tin vào ý kiến cho rằng AIDS là do con người tạo ra. một trong những câu chuyện có tính kỳ thị và trắng trợn nhất về AIDS là “Bệnh nhân số không”.
Tháng 10 năm 1987, cuốn sách bán chạy nhất “Và ban nhạc cứ chơi” được xuất bản. Randy Shilts, một người đàn ông đồng tính và là phóng viên tờ báo đầu tiên chuyên về AIDS, đã viết một cách tinh tế câu chuyện lịch sử chi tiết về bệnh dịch đó. Ông tố cáo chính quyền Reagan phớt lờ bệnh dịch này và trơ trẽn từ chối tài trợ cho việc nghiên cứu và giáo dục về AIDS.
Việc xuất bản cuốn sách là đáng khâm phục. Shilts có lẽ được nhớ nhiều nhất vì đã truyền bá câu chuyện “Bệnh nhân số không” - một chiêu đãi viên hàng không Canada, đồng thời là một đồng tính nam trẻ sống chung chạ bừa bãi tên là Gaetan Dugas, bị lên án đã mang vi rút HIV vào Mỹ.
Những “sự thật” y học về “Bệnh nhân số không” của Shilts (cùng với những chi tiết giật gân về đời sống tình dục của anh ta) đã được sốt sắng cung cấp bởi các nhà dịch tễ học ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các thầy thuốc ở Manhattan. Gaetan Dugas được chẩn đoán có u ác tính trên da liên quan đến AIDS vào tháng 6 năm 1980 ở New York. Trong một năm trước khi chẩn đoán AIDS, Dugas bị sưng các tuyến hạch và phát ban trên da. Câu chuyện giật gân của Shilts về “Bệnh nhân số không” được tô vẽ thêm với những chuyện chung chạ bừa bãi của dân đồng tính nam và tình dục nhà tắm, đã được đưa lên truyền thông ào ạt một cách sống sượng.
Tuy Shilts thừa nhận thuyết “Bệnh nhân số không” của ông vẫn còn là “một vấn đề đang được tranh cãi và … rút cục, chưa có câu trả lời”, ông ta vẫn cho là Dugas đã mang AIDS từ Paris về Bắc Mỹ. Dugas “không nghi ngờ gì nữa… đã đóng vai trò chủ chốt trong việc lan truyền vi rút mới từ đầu này sang đầu bên kia của nước Mỹ ”. Shilts đã không nhắc đến các báo cáo y học chỉ rõ vi rút HIV đã được “đưa vào” cộng đồng đồng tính ở thành phố New York hai năm trước khi Dugas được chẩn đoán.
Các xét nghiệm máu trong cuộc thử nghiệm của Szmuness cho thấy rằng vi rút HIV hiển nhiên có mặt trong các mẫu máu ngay từ những năm 1978-1979. Trong các mẫu máu lấy năm 1980 (năm mà Gâetn Dugas được chẩn đoán), Cladd Stevens đã báo cáo rằng 20% những người đàn ông trong cuộc thử nghiệm có kết quả dương tính HIV. Như vậy, không thể hiểu được làm sao Dugas có thể từ Paris đến và làm lây nhiễm một số lớn người đồng tính nam như vậy, mà một số người trogn số đó đã bị nhiễm từ những năm 1978-1979. Hơn nữa, “nguồn” lây HIV của chính Dugas đã không bao giờ được xác minh.
Không sao hết, giới truyền thông đã có cơ hội lớn với câu chuyện đó. Tờ Thời báo (số ngày 19-10-1987) điểm qua cuốn Và ban nhạc cứ chơi trong mục y học như là “ Thiên truyện khủng khiếp về Bệnh nhân số không”. Minh họa bìa tạp chí California cho thấy hình bóng bao trùm của người chiêu đãi viên hàng không bước xuống máy bay, tay xách va li, là “Bệnh nhân số không : Người đàn ông đã mang AIDS đến California”. Hàng tít đậm của tờ Bưu điện New York (số ngày 6 tháng 10) viết : “Người đàn ông đã cho chúng ta AIDS - khởi đầu bệnh dịch ung thư đồng tính nam ở Mỹ”. Không chịu thua, tờ báo khổ nhỏ Ngôi sao mô tả Dugas như làg “Con quái vật đã cho chúng ta AIDS” và lên án anh ta “Cô Marry thương hàn hiện đại - người đàn ông đã gây lây nhiễm HIV cho cả một lục địa”. Ngay cả ấn phẩm được cho là có tính khoa học Tập san Y học Mỹ (số ra ngày 23 tháng 10) cũng mò mẫm câu chuyện đó, kêu là Dugas “có thể đã mang AIDSvào nước Mỹ”.
Những lời kể như vậy về một người đàn ông đã chết được dùng như những ví dụ cho thấy “những sự thực” về AIDS đã trở thành công cụ tuyên truyền như thế nào, tức là rồi sẽ được sử dụng để thỏa mãn các chủ đề hính trị, khoa học, xã hội, đạo đức và ngay cả văn học.
Cùng với câu chuyện “Bệnh nhân số không” là các huyền thoại AIDS khác đạt tới tình trạng như thật. Không có gì được tin tưởng rộng rãi hơn là câu chuyện khỉ xanh châu Phi, một trong những truyện thần thoại hấp dẫn nhất của thời đại chúng ta.
Người lớn biết rằng các truyện thần thoại không bao giờ có thật. Nhưng giống như trẻ con, người lớn có thể nửa tin nửa ngờ và bị mê hoặc bởi nững chuyện phiêu lưu chứa trong các câu chuyện thần tiên yêu thích nhất của thế giới.
Và thế là chúng ta phịa chuyện. Và chúng ta làm cho các câu chuyện thần thoại trở thành có thật.
▪ Âm mưu diệt chủng bằng AIDS. Phần 5: Phi vụ làm ăn từ con khỉ (05/09/2005)
▪ Âm mưu diệt chủng bằng AIDS. Phần 4:Chiến tranh vi trùng (05/09/2005)
▪ Âm mưu diệt chủng bằng HIV/AIDS - Kỳ 2: Cuộc thử nghiệm với người đồng tính (05/09/2005)
▪ Âm mưu duyệt chủng bằng HIV/AIDS? Kỳ 1: Nạn diệt chủng (01/09/2005)
▪ Mỹ, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác song phương chống AIDS (01/09/2005)
▪ Sống chung với HIV: triển vọng sống sót lâu dài (30/08/2005)
▪ Trung Quốc: Giáo sĩ Hồi giáo tuyên truyền về HIV/Aids ở Ningxia (30/08/2005)
▪ Ấn Độ: Lực lượng an ninh biên giới đối mặt với đại dịch AIDS (30/08/2005)
▪ Nhật Bản tài trợ cho Tanzania 3.2 tỉ yên phòng chống HIV/Aids (29/08/2005)
▪ Úc: tình hình lây nhiễm HIV/AIDS lại gia tăng (29/08/2005)