Các nhà nghiên cứu ở đại học bang
Theo các phát hiện trong báo cáo của tờ nhật báo Virology tháng này các đại thực bào, những tế bào máu trắng sống lâu thường được xem như những kẻ phá hoại hệ miễn dịch, có thể phá huỷ một phần bộ não nơi các ký ức được lưu giữ, chúng tấn công các tế bào thần kinh ở đây.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng các đại thực bào nhiễm HIV trong não tiếp tục chu du đến thuỳ thái dương, một phần nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Alzheimer. Vì virus thay đổi nhanh hơn gần 100 lần trong thuỳ thái dương hơn các phần khác của bộ não, tấn công cả các đại thực bào đang lưu trú ở đây gây ra viêm và sưng não.
Marco Salemi, tiến sĩ và là trợ lý giáo sư cho khoa nghiên cứu bệnh tật và h65 miễn dịch, đồng thời cũng là tác giả của chương trình nghiên cứu này, cho biết, gần 15% các bệnh nhân HIV phát triển bệnh tâm thần phân liệt như quá trình phát triển bệnh bình thường của họ. Nhưng hiểu được quá trình đường đi của các đại thực bào cũng có thể giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra conđường ngăn chặn sự xâm nhập và biến chứng của HIV thành tâm thần phân liệt.
Salemi nói: “theo cách nào hiểu nào đó, không phải virus trực tiếp gây ra căn bệnh tâm thần phân liệt. Sự thật là đã có sự xâm nhập liên tục của các đại thực bào vào thuỳ thái dương. Virus sinh sôi nảy nở ở đây nhanh hơn, các đại thực bào không ngừng nhân đôi và tạo làm các tế bào bị viêm dẫn đến chứng tâm thần phân liệt.
Các đại thực bào cũng có thể là nguyên nhân để giải thích vì sao các loại thuốc hiện tại không thể giải thích các loại thuốc hiện tại không thể diệt được các virus gây bệnh AIDS.
Michael S. McGrath, Bác sĩ Y khoa, tiến sĩ, giáo sư nghiên cứu bệnh lý của UCSF và phòng thí nghiệm đồng thời cũng là đồng tác giả của chương trình nghiên cứu này cho biết, nhiều năm nay các nhà nghiên cứu đã biết được quy trình HIV tái tạo trong tế bào T, cũng là một phần của hệ miễn dịch. Nhưng phần đông họ bây giờ mới bắt đầu hiểu ảnh hưởng của virus đối với đại thực bào.
McGrath nói: “Có vẻ như đây là phiên bản già nhất của đại thực bào sống trong não và phần lớn virus sau này tiến hóa từ đó. Hãy tưởng tượng khi bạn có mô tế bào bị tổn thương, ,và nó sống lâu bằng với thời gian sống của bạn.”
Các thuốc ngăn ngừa và phong tỏa quá trình tái tạo trong tế bào T mới của virus bệnh HIV nhưng không thể diệt được các virus trong các đại thực bào bị nhiễm khuẩn. Và thuốc cũng không thể ngăn chặn virus hình thành một tế bào mới. Bởi vì virus nhân đôi nhanh hơn so với các tế bào khác trong cơ thể nhưng nó cũng không phát triển khả năng cầm cự thuốc, Salemi nói.
Francisco Gonzalez-Scarano, Bác sĩ, chủ tịch khoa thần kinh đại học Bang
Để đi đến kết luận, các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu trên từng phần khác nhau của bộ não những người chết vì bệnh HIV đồng thời mắc chứng tâm thần phân liệt, sử dụng nhiều mẫu thí nghiệm khác từ nguồn nghiên cứu AIDS và ung thư tại UCSF. Họ cũng sử dụng công cụ mới trên máy tính để tìm ra kết quả. Phương pháp mới này cộng với các phương pháp cổ truyền nghiên cứu virus cũng cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn thấu đáo và toàn diện hơn, điều này Salemi cho là rất quan trọng trong quá trình tìm hiểu căn bệnh luôn luôn biến đổi này.
Ông nói: “Nếu chúng ta thật sự muốn hiểu điều gì sẽ xảy ra với một người bị mắc căn bệnh này, chúng ta cần phát triển các công cụ mới. Chúng ta có thể cùng một lúc xem xét nhiều nguồn thông tin khác nhau và mô tả sự biến đổi của virus theo thời gian và cố tìm hiểu xem tại sao lại huỷ hoại tế bào như vậy?”
Salemi nói những kết quả này mới chỉ là bước khởi đầu. Cả đội nghiên cứu đã phân tích não từ 10 người, một số người chết vì bệnh HIV và bị chứng tâm thần phân liệt còn một số khác thì không.
Gonzalez-Scarano cho biết loại thuốc hỗn hợp nổi tiếng được kê đơn cho nhiều bệnh nhân HIV đã cắt giảm con số của các bệnh nhân HIV bị chứng tâm thần phân liệt trong báo cáo hàng năm. Tuy nhiên, thuốc cũng làm chậm tiến trình phát triển căn bệnh. Nhưng sau đó, bệnh nhân cũng vẫn có cơ hội như vậy để tiến triển mầm bệnh tâm thần phân liệt.
Đó là một trong những lý do tại sao các nhà nghiên cứu phát triển thuốc nhắm đến nghiên cứu các đại thực bào cũng như tế bào T rất quan trọng. Những thuốc loại này có thể chữa trị tốt hơn chứng tâm thần phân liệt và cũng có thể là một hy vọng mới để chữa HIV.
McGrath nói: "Bạn có thể chữa HIV chỉ với loại biệt dược này”
▪ Mỹ hỗ trợ châu Phi đẩy nhanh việc mua thuốc điều trị AIDS (29/09/2005)
▪ Vỏ cam quít có thể chống AIDS (28/09/2005)
▪ Ghana: 992 thai phụ được làm xét nghiệm HIV (28/09/2005)
▪ Mỹ và Ấn Độ sắp có văcxin AIDS (26/09/2005)
▪ Thuốc trị AIDS có thể chống ung thư (27/09/2005)
▪ Năm 2006, 75000 người Uganda sẽ được dùng thuốc ARV (26/09/2005)
▪ Một tiến sĩ nhiễm HIV 22 năm vẫn khỏe mạnh (23/09/2005)
▪ Caribe phải ưu tiên hàng đầu công tác chống HIV/AIDS (24/09/2005)
▪ Lấy máu khô xét nghiệm HIV (21/09/2005)
▪ Trung Quốc sắp thử nghiệm xong văcxin AIDS đợt 1 (19/09/2005)