![]() |
Tư vấn điều trị HIV cho người nhiễm. Ảnh: Thùy Chi |
Trao đổi về vấn đề này, TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, vấn đề mua sắm, cung ứng và thanh toán thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS là vấn đề khá phức tạp và mới, cho nên có nhiều vướng mắc khi thực hiện. Trên quan điểm của Bộ Y tế cũng như của Bảo hiểm Xã hội cần tiến hành, vướng đến đâu sẽ quyết liệt tháo gỡ đến đó.
Về đấu thầu mua thuốc ARV, theo TS Cảnh, từ trước đến nay chúng ta chỉ nhận thuốc viện trợ từ các nguồn quốc tế, hoặc mua một một nguồn ít từ chương trình quốc gia. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta phải mua một lượng lớn, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Để thuận tiện cho việc cung ứng thuốc, hiện nay trên toàn quốc có 349 điểm đang điều trị ARV, gần 550 điểm cấp phát tại xã phường. Để cung ứng thuốc phải có cơ chế đấu thầu và trên quan điểm đấu thầu tập trung để hạ giá thuốc xuống mức thấp nhất, thuận lợi nhất.
Trong cung ứng, hiện chúng ta có các đơn vị cung ứng cấp thuốc cho các điểm điều trị cũng như điều phối khi các điểm này thừa hoặc thiếu thuốc.
Về thanh toán, đối với các bệnh khác đang thanh toán bình thường theo như bảo hiểm với bệnh viện, theo tuyến. Tuy nhiên, việc thanh toán như thế này với thuốc ARV gặp những khó khăn, bởi vì gây khó khăn trong công tác điều phối. Bên cạnh đó, chúng ta đang có những cơ chế hỗ trợ cho người nhiễm về đồng chi trả.
Về thẻ bảo hiểm cho người nhiễm, hiện có rất nhiều người nhiễm trong nhóm yếu thế, cần có sự hỗ trợ của xã hội. Khác với những bệnh khác, người nhiễm HIV còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì nhiều người có liên quan đến sử dụng ma túy, mại dâm… Thời gian tới, ngoài việc được hưởng chế độ giảm hoàn toàn hoặc miễn giảm một phần đối với các đối tượng chính sách chung của ngành bảo hiểm xã hội, thì người nhiễm HIV được hưởng thêm một phần từ quỹ hỗ trợ. Hoạt động này đã có 20 tỉnh/thành phố triển khai.
Theo Thông tư 15, mức hỗ trợ trong các dịch vụ liên quan đến HIV như sau: Người tham gia BHYT nhiễm HIV và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi theo phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT.
Người tham gia BHYT nhiễm HIV và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được quỹ BHYT chi trả: Thuốc (bao gồm cả thuốc ARV), hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT; xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi sinh con theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh (trừ chi phí xét nghiệm HIV đối với người hiến bộ phận cơ thể người, người cho tinh trùng, noãn); xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả); điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Ngoài ra, trường hợp có nhu cầu, người tham gia BHYT nhiễm HIV được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu có khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS trong địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh.
▪ Dịch HIV diễn biến khó lường do thay đổi đường lây (02/12/2016)
▪ Những bước ngoặt khám phá phương thuốc điều trị HIV/AIDS (28/11/2016)
▪ Phát minh loại thuốc uống một liều kéo dài tác dụng trong hai tuần (21/11/2016)
▪ Phát hiện kháng thể vô hiệu hóa 98% các chủng virus HIV (19/11/2016)
▪ Quy định việc thanh toán và hỗ trợ thuốc kháng Virus HIV (16/11/2016)
▪ Israel phát hiện protein có thể chữa HIV (04/11/2016)
▪ BHYT: Giảm gánh nặng kinh tế cho người nhiễm HIV/AIDS (02/11/2016)
▪ Thí điểm bán dụng cụ xét nghiệm HIV trong trường đại học (28/10/2016)
▪ Tích cực mở rộng BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS (18/10/2016)
▪ Thanh toán thuốc kháng virus HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia (17/10/2016)