![]() |
Kháng thể N6 có thể duy trì khả năng phát hiện ra virus HIV ngay khi đã bắt đầu phát triển, đồng thời có thể vô hiệu hóa 16/20 chủng HIV kháng các loại thuốc. |
Theo các chuyên gia nghiên cứu, virus HIV rất khó tiêu diệt vì nó tấn công các tế bào hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người và biến thể liên tục. Vì vậy, các nhà khoa học đã cho tiếp xúc N6 với 181 chủng khác nhau của HIV. Kháng thể N6 có thể duy trì khả năng phát hiện ra virus HIV ngay khi đã bắt đầu phát triển, đồng thời có thể vô hiệu hóa 16/20 chủng HIV kháng các loại thuốc.
Đây được cho là một bước tiến đáng kể, từ khi giới nghiên cứu phát hiện ra kháng thể VRC01 vào năm 2010, có thể ngăn chặn 90% các chủng HIV lây nhiễm vào các tế bào con người.
Cả hai kháng thể này đều có cơ chế hoạt động tương tự nhau. Đều có khả năng ngăn chặn HIV lây nhiễm bằng cách gắn vào CD4 trên bề mặt virus HIV, ngăn cản HIV bám vào các tế bào miễn dịch. CD4 gần như không thay đổi trong tất cả các chủng biến thể của virus HIV. Hơn thế nữa, khả năng chống chọi trước những thay đổi trên bề mặt HIV sẽ cao hơn ở những N6 có "thể lực" tốt.
Chuyên gia nghiên cứu Anthony S. Fauci, thuộc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) chia sẻ: "Việc phát hiện ra đặc tính của kháng thể này cung cấp một tư liệu mới quan trọng cho sự phát triển các chiến lược để ngăn ngừa và điều trị nhiễm HIV".
▪ Quy định việc thanh toán và hỗ trợ thuốc kháng Virus HIV (16/11/2016)
▪ Israel phát hiện protein có thể chữa HIV (04/11/2016)
▪ BHYT: Giảm gánh nặng kinh tế cho người nhiễm HIV/AIDS (02/11/2016)
▪ Thí điểm bán dụng cụ xét nghiệm HIV trong trường đại học (28/10/2016)
▪ Tích cực mở rộng BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS (18/10/2016)
▪ Thanh toán thuốc kháng virus HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia (17/10/2016)
▪ Vẫn quá sớm để khẳng định chữa được HIV (08/10/2016)
▪ Trong tương lai, công nghệ sẽ đẩy lùi bệnh HIV (04/10/2016)
▪ Thúc đẩy cộng đồng tiếp cận xét nghiệm HIV (30/09/2016)
▪ Thái Nguyên: Chuyển dần điều trị HIV/AIDS từ các dự án viện trợ sang Quỹ BHYT (27/09/2016)