179. Vì sao sau khi đẻ lại ra nhiều mồ hôi? Cần chú ý những gì?
Sau khi đẻ, cơ thể sản phụ ra rất nhiều mồ hôi, nhất là lúc ngủ hay vừa tỉnh dậy; mồ hôi ra càng nhiều, thậm chí ra ròng ròng vào mùa hè, khiến quần áo ướt đẫm. Vì sao sau khi đẻ sản phụ lại ra nhiều mồ hôi như vậy? Đó là bởi vì trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản phụ tích trữ khá nhiều nước, đến lúc ở cữ, chức năng bài tiết của da hoạt động mạnh. Cho nên ra nhiều mồ hôi sau khi đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần phải lo lắng.
Việc ra nhiều mồ hôi sau khi đẻ tuy là hiện tưọng sinh lý bình thường, nhưng phải quan tâm chăm sóc. Trước tiên, buồng nghỉ của sản phụ phải ấm nhưng không được nóng nhưng phải thoáng, lưu thông không khí nhưng không được quá mát, càng cần tránh để gió thổi qua đầu giường hoặc dùng quạt trực tiếp vào. Quần áo, chăn đắp cũng không được quá dày. Khi mồ hôi ra nhiều nên thường xuyên thay quần áo. Có thể lấy khăn mặt lau khô người hoặc dùng nước ấm lau người, như vậy có thể chống bị cảm.
180. Vì sao sau khi đẻ hay bị đi tiểu khó? Khi bị đi tiểu khó thì làm thế nào?
Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, cơ thể người sản phụ tích trữ một lượng nước khá lớn. Sau khi đẻ, một phần được bài tiết qua da từ tuyến mồ hôi, một phần qua thận đi tiểu ra ngoài. Cho nên sau khi sinh con, người sản phụ vừa nhiều mồ hôi, vừa đi tiểu nhiều. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng cũng có một số sản phụ, đặc biệt là những sản phụ sinh con so, có thể đi tiểu khó khăn. Đó là vì:
1. Quá trình đẻ kéo dài: Do quá trình đẻ kéo dài, bàng quang do bị thai chèn trong thời gian dài mà bị xung huyết, sưng phù, thậm chí màng dính lại rồi ra máu, làm ảnh huởng đến sự co bóp của cơ bàng quang, khiến chức năng của bàng quang mất điều hòa mà đi tiểu khó khăn.
2. Do thành bụng nhão chảy ra sau khi đẻ: Sau khi đẻ, thành bụng trở nên lỏng lẻo, khoảng trống trong thành bụng to lên, khiến dung lượng của bàng quang cũng phình thêm. Bàng quang không chịu được áp lực bên trong. Khi dung dịch nước tiểu quá nhiều, sức căng của bàng quang càng bị đè xuống, khả năng cảm thụ càng kém, khi nước tiểu bị giữ lại thì không buồn đi tiểu.
3. Bộ phận hội âm bị tổn thương: Do bộ phận hội âm bị rách, đau, có thể khiến cho cơ vòng của niệu đạo bị co giật, tiến tới đi tiểu khó khăn.
4. Thói quen thay đổi khác đi: Sau khi đẻ, sản phụ phải nằm ngửa khi đi tiểu tiện hoặc tiểu tiện trên giường, có sản phụ khó khăn với kiểu này, vì thế tinh thần căng thẳng, cũng có thể gây ra đi tiểu khó khăn.
Biện pháp tốt nhất để phòng chữa đi tiểu khó là sau khoảng 6-8 tiếng đồn hồ sau khi đẻ, hãy đốc thúc sản phụ đi tiểu, không được đến khi buồn đi tiểu mới đi. Nếu không quen nằm trên giường đi tiểu,có thể đỡ sản phụ dậy đi tiểu ngồi. Nếu sản phụ không thể tự đi tiểu được, có thể lấy túi nước nóng chườm vào bụng dưới hoặc dùng nước nóng xông rửa bộ phận âm hộ và xung quanh niêm đạo. Lấy tay ấn vào bụng dưới, dùng kim châm cứu hoặc dùng điếu ngải khô cứu trên các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực.
Sau khi dùng những phương pháp trên, nếu vẫn chưa đi tiểu được, cần dùng ống dẫn nước tiểu ra ngoài và để như vậy trong 1 ngày tròn, đợi hết phù không còn xung huyết, độ căng của bàng quang trở lại bình thường thì có thể tự đi giải được.
(còn tiếp)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Mẹo nhỏ với bia (03/11/2004)
▪ Mối liên hệ nguy hiểm giữa thuốc kháng sinh và ung thư vú (05/11/2004)
▪ Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (phần 51) (05/11/2004)
▪ Ăn dưa muối bị ung thư? (05/11/2004)
▪ Tại sao nữ giới hiện nay hay bị vô sinh? (05/11/2004)
▪ Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (05/11/2004)
▪ Bạn có nên tiếp tục làm việc khi mang thai? (04/11/2004)