"Gia đình em thường xuyên ăn dưa cải muối. Em nghe nói nếu ăn dưa khú nhiều sẽ bị ung thư. Điều này có đúng không?".
Trả lời:
Hầu hết các loại rau cải bán trên thị trường thường sử dụng phân đạm để bón. Khi dùng rau này muối dưa, quá trình lên men sẽ khiến hàm lượng nitrat (NO3) có trong rau bị khử thành nitrit (NO2). Trong vài ngày đầu, hàm lượng NO2 trong dưa muối tăng cao, sau đó sẽ giảm dần khi dưa đã vàng.
Khi vào cơ thể NO2 sẽ tác dụng với các gốc amin có trong thịt, cá, trứng... và nhất là mắm tôm để tạo thành nitrosamin, một chất có khả năng gây ung thư cho người.
Nếu dùng nước của lần muối trước (dưa đang còn ngon) để muối thì sẽ không có sự tạo thành NO2. Nhưng nếu dưa bị khú lại để kéo dài, lượng NO2 sẽ ngấm vào bên trong dưa muối, rất khó rửa sạch. Như vậy, cả dưa mới muối và dưa khú đều chứa hàm lượng NO2 cao.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Mẹo nhỏ với bia (03/11/2004)
▪ Mối liên hệ nguy hiểm giữa thuốc kháng sinh và ung thư vú (05/11/2004)
▪ Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (phần 51) (05/11/2004)
▪ Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (05/11/2004)
▪ Bạn có nên tiếp tục làm việc khi mang thai? (04/11/2004)
▪ Một học sinh đột quỵ trên bàn học, nghi do côn trùng (05/11/2004)
▪ Có thảo dược chữa bệnh viêm gan B? (05/11/2004)