Khám bệnh
Sau khi đã nghe em kể những triệu chứng của bệnh; sau khi đã ngắm nghía em kỹ rồi, bác sĩ sẽ khám cho em bằng những dụng cụ y khoa: ống nghe, đồ đo huyết áp, cây đè lưỡi, đèn, búa v.v… và hai bàn tay nắn, bóp, gõ v.v… Đừng sợ hãi, đừng ngạc nhiên, và nên làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. bác sĩ có thể bảo em co chân, há miệng thở; có thể bảo em nằm nghiêng, bảo ngồi v.v… em cứ làm theo tự nhiên.
Sự “biết điều” của em sẽ giúp không ít cho việc khám bệnh và định bệnh nhanh chóng. Bắt em co chân hoặc quỳ gối, bắt em đọc to tiếng, đều có những lý do của nó. Chẳng hạn như bác sĩ khám bụng, bắt em co chân để bắp thịt bụng chùng lại, bắt em há miệng thở để em không thể “gồng” được, do đó dễ khám hơn.
Có nhiều “chuyện cười” về đi khám bác sĩ. Chắc em biết chuyện này: một cô gái cùng một bà già vào phòng mạch bác sĩ, ông bác sĩ bảo:
- Cô cởi bỏ quần áo ra để khám.
Cô gái:
- Không phải tôi, má tôi khám.
Bác sĩ:
- Nếu bà cụ thì lè lưỡi ra cũng được rồi!
Thực ra đó chỉ là chuyện tếu để cười cho vui. Trừ những trường hợp đặc biệt bệnh ngoài da, hoặc bệnh “đàn bà” cần khám đặc biệt, bác sĩ chỉ làm những gì cần phải làm.
Khám xong, thường bác sĩ ít khi nói kết quả cho bệnh nhân biết. Các bác sĩ luôn luôn thận trọng kết luận bệnh nhân mắc bệnh này hay bệnh khác, lúc chưa đủ bằng chứng. Em có thể hỏi để được an tâm, nhưng bác sĩ sẽ nói những điều cần thiết thôi. Bệnh nhân thường cho rằng bác sĩ biết mọi sự.
Thực ra, đôi khi khám một lần bác sĩ chưa định được bệnh ngay, chưa thể xác định là bệnh gì, phải làm thêm một vài xét nghiệm (thử máu, nước tiểu, đàm v.v…) hoặc cho chụp hình X-quang, siêu âm hoặc đợi một thời gian cho bệnh xuất hiện. Chẳng hạn, bệnh thương hàn cho đến ngày thứ 5,7 trở đi, thử máu mới xác định bệnh chắc chắn… Ban đỏ cũng nóng năm ba ngày trước khi nổi ban.
Nếu chỉ bị bệnh thông thường, bác sĩ sẽ nói ngay cho em rõ là không có gì đáng lo, “không sao đâu”, “uống thuốc vài hôm là khỏi”. Vậy là em yên chí! Đôi khi, chiều ý bệnh nhân (các b ệnh nhân có thành kiến “biết” trước bệnh của mình: “tôi yếu gan”, “tôi yếu thận”, “yếu phổi” v.v…) thì bác sĩ cũng nói chiều theo. Thực ra đây là cả một sự tai hại, bệnh nhân sẽ bị ám ảnh hoài vì bệnh của mình.
Tôi có đọc chuyện một bệnh nhân tưởng mình “yếu phổi” vì thấy “ngộp thở” khi đi ra đường và khi đến phòng mạch bác sĩ. Nhưng thực ra phổi ông ta tốt, không khó thở chút nào mà chỉ vì cái cổ áo cồn chật quá! Khi ra đường ông gài nút cổ và thắt cà vạt thế là “khó thở”, “yếu phổi!
Một chuyện rất hay khác (trong cuốn Dưới mắt Thượng Đế của một bác sĩ Đức) xin kể em nghe: có một ông tỷ phú đến bác sĩ khai “bị ung thư thực quản”, thấy nuốt khó khăn từ nhiều tháng. Các bác sĩ chuyên khoa khám quả quyết là ông không hề mắc bệnh đó. Là tỷ phú, lại thường đọc tạp chí y học, ông nhất định cho mình bị bệnh mà bác sĩ dở không biết. Ông đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Sau cùng biết rõ tâm lý và bệnh trạng của ông, một vị bác sĩ cho ông biết là ông bị ung thư thực quản và khuyên ông bỏ hết công việc đi đổi gió, du lịch trước khi chết. Ông “mừng” vì đoán đúng bệnh, khen bác sĩ giỏi, rủ luôn cô y tá của bác sĩ (để theo săn sóc bệnh cho ông) đi du lịch và đổi gió. Từ đó, ông ăn được, ngủ ngon, khỏe hẳn lên và sáu tháng sau ông cưới cô y tá làm vợ. Cả hai cùng đến cảm ơn ông bác sĩ. Bấy giờ bác sĩ mới nói thực bệnh của ông chỉ là “bệnh tưởng”.
(còn tiếp)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Mẹo nhỏ với bia (03/11/2004)
▪ Mối liên hệ nguy hiểm giữa thuốc kháng sinh và ung thư vú (05/11/2004)
▪ Ăn dưa muối bị ung thư? (05/11/2004)
▪ Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (05/11/2004)
▪ Bạn có nên tiếp tục làm việc khi mang thai? (04/11/2004)
▪ Một học sinh đột quỵ trên bàn học, nghi do côn trùng (05/11/2004)
▪ Có thảo dược chữa bệnh viêm gan B? (05/11/2004)