Viên chức tham gia thi nâng ngạch phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi, có đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, đạt hệ số lương tối thiểu quy định đối với từng ngạch dự thi và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của ngạch dự thi và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cử tham dự kỳ thi.
---------------------
* Quy định mới về thủ tục đăng ký khai sinh?
Bộ Tư pháp: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
---------------------
* Ðề nghị báo cho biết nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương mới vào ngạch điều dưỡng chính đối với viên chức ngành y tế?
Bộ Tài chính: Ngạch điều dưỡng chính (mã số 16a.199) là ngạch mới được ban hành mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch, chưa có hệ số lương cũ quy định tại Nghị định số 25/CP; vì vậy khi bổ nhiệm vào ngạch được xếp lương mới vào viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1).
---------------------
* Ðiều kiện đối với cơ sở sản xuất muối i-ốt?
Bộ Thương mại: Ðịa điểm sản xuất muối i-ốt phải bảo đảm vệ sinh và xa môi trường độc hại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Nhà xưởng, kho tàng phải được xây dựng bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, có hệ thống thoát nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường, nền nhà kho phải được láng xi-măng hoặc lát gạch men, sàn của xưởng chế biến phải lát gạch men và được bố trí liên hoàn từ kho chứa nguyên liệu, khu đặt thiết bị trộn muối i-ốt đến kho thành phẩm.
- Phòng kiểm nghiệm phải được trang bị đủ dụng cụ, hóa chất để định lượng i-ốt. Cán bộ kiểm nghiệm phải có đủ các điều kiện theo quy định.
- Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.
---------------------
* Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện hành nghề xoa bóp, day ấn huyệt?
Bộ Y tế: Phạt tiền từ 300 nghìn đến 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi: Không có biển hiệu ở phòng xoa bóp; nhân viên hành nghề không mang trang phục, không có giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan thẩm quyền cấp, không đeo biển hiệu đúng quy định;
Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng đối với một trong các hành vi: Giường xoa bóp không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định; không đặt chuông cấp cứu từ phòng xông hơi thuốc; không bảo đảm ánh sáng, vệ sinh theo quy định; không bảo đảm diện tích hành nghề; không có phương tiện cấp cứu khi xoa bóp, day ấn huyệt, xông hơi thuốc.
Phạt tiền từ ba triệu đến năm triệu đồng đối với một trong các hành vi: Hệ thống cửa ra vào của các phòng xoa bóp, day ấn huyệt, châm cứu, xông hơi thuốc không bảo đảm theo quy định; nhân viên xoa bóp, day ấn huyệt, châm cứu không thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật; hệ thống xông hơi thuốc không bảo đảm an toàn; lợi dụng nghề nghiệp để thực hiện hoạt động khác không vì mục đích phục hồi và nâng cao sức khỏe.
|