![]() |
Ảnh minh họa |
Trước những cảnh báo về xâm hại tình dục trẻ em thời gian gần đây, một số dự án trang bị cho trẻ em kỹ năng chống xâm hại tình dục đã ra đời. Đặc biệt, có một lớp học kỹ năng chống xâm hại dành cho trẻ khiếm thính tại TP.HCM. Hoạt động này thuộc dự án Giáo dục "Hear Us Now - Hãy lắng nghe chúng tôi".
Thông qua phiên dịch thủ ngữ (hay ngôn ngữ ký hiệu), trẻ khiếm thính đã được học với chuyên gia tâm lý về các nguy cơ xâm hại dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày, cách chống lại các hành vi xâm hại và cách chia sẻ thông tin với người thân. Các kiến thức giới tính cũng được các em mạnh dạn chia sẻ trong buổi học.
Các bạn nhỏ khiếm thính học về các vùng nhạy cảm trên cơ thể, cách kháng cự lại xâm hại tình dục, theo một cách riêng qua phần phiên dịch thủ ngữ đầy nhẫn nại của các thầy cô giáo trẻ phiên dịch Ngôn ngữ ký hiệu.
Những người làm công tác xã hội về trẻ khuyết tật cho biết, trẻ khiếm thính là đối tượng dễ bị xâm hại, do các em thiếu các kênh thông tin cảnh báo, cũng như gặp khó khăn trong việc truyền đạt thông tin khi gặp các sự cố, việc trang bị kiến thức này cho các em là rất cần thiết.
Không chỉ có kiến thức về chống xâm hại, trong trại kỹ năng lần này, các em còn học về kỹ năng sinh tồn như sơ cấp cứu… Những buổi học nhỏ nhưng đã cho các em cơ hội lớn lên an toàn, mạnh mẽ hơn.
▪ Tác hại của thuốc lá tăng lên gấp nhiều lần đối với người nhiễm HIV (24/03/2017)
▪ Cần làm gì khi bị rạch da, giẫm phải kim tiêm? (22/03/2017)
▪ Chống xâm hại trẻ em: Phòng ngừa là hướng đi lâu dài (20/03/2017)
▪ Bộ Y tế khuyến cáo đề phòng ngộ độc rượu (17/03/2017)
▪ Đã đến lúc phụ nữ cần chủ động mang bao cao su trong ví (16/03/2017)
▪ Xâm hại tình dục trẻ em: Cần phá vỡ sự im lặng (15/03/2017)
▪ Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp với thuốc cảm ứng enzym (13/03/2017)
▪ Cần tập trung các hoạt động dự phòng, điều trị và chăm sóc trực tiếp (13/03/2017)
▪ Các chứng bệnh tình dục nguy hiểm (08/03/2017)
▪ 7 câu hỏi phụ khoa được phụ nữ quan tâm nhất (27/02/2017)