![]() |
Ảnh minh họa |
Các nhà khoa học cho rằng, hút thuốc lá làm giảm các tác dụng vốn có của thuốc ARV trong quá trình điều trị. Ngược lại làm tăng tác dụng phụ của ARV, làm giảm lượng tế bào CD4 và làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng cơ hội. Hút thuốc lá gây hại cho mạch máu dẫn đến các tổn thương nhỏ trong miệng, làm dễ lây nhiễm HIV cho người khác.
Mặc dù mọi người đều biết, hút thuốc lá là một thói quen rất nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng nghiện thuốc lá trong nhóm những người nhiễm HIV dường như đang gia tăng nhiều hơn so với những người không nhiễm HIV.
Trong những năm trước đây, nhiều người nhiễm HIV đã không lo ngại về những bệnh hiểm nghèo do hút thuốc lá gây nên bởi họ nghĩ rằng, họ không thể sống đủ lâu để mắc các bệnh đó. Nhưng nay, tình hình đã thay đổi. Người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn, sống khỏe hơn, do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người nhiễm HIV cần hiểu được tác hại lâu dài của thuốc lá làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ, tốt nhất là dừng hút thuốc lá, thuốc lào bởi nó làm cho các bệnh cơ hội, bệnh về đường hô hấp dễ dàng tấn công hơn.
Bên cạnh đó, người nhiễm HIV phải cố vượt qua mọi bi quan, buồn chán, mặc cảm, không quá hoang mang lo sợ, căng thẳng về mặt tinh thần. Người nhiễm HIV cần tìm đến các chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ về tâm lý, tìm hiểu kiến thức về HIV /AIDS để tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình và phòng lây nhiễm cho người khác.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, an toàn. Thực đơn trong ngày phải bảo đảm đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như: Tinh bột, chất đạm, chất béo, đậu, đỗ, rau, củ, quả. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn như: Gỏi sống, tiết canh, thịt tái… vì các loại thức ăn này dễ làm rối loạn hoặc gây một số biến chứng ở hệ tiêu hóa.
Bệnh nhân không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi thăm khám tổng quát, làm các xét nghiệm máu và quá trình theo dõi diễn biến của bệnh. Phải tuân thủ điều trị ARV một cách tuyệt đối, uống đúng giờ giấc, đúng liều lượng.
▪ Cần làm gì khi bị rạch da, giẫm phải kim tiêm? (22/03/2017)
▪ Chống xâm hại trẻ em: Phòng ngừa là hướng đi lâu dài (20/03/2017)
▪ Bộ Y tế khuyến cáo đề phòng ngộ độc rượu (17/03/2017)
▪ Đã đến lúc phụ nữ cần chủ động mang bao cao su trong ví (16/03/2017)
▪ Xâm hại tình dục trẻ em: Cần phá vỡ sự im lặng (15/03/2017)
▪ Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp với thuốc cảm ứng enzym (13/03/2017)
▪ Cần tập trung các hoạt động dự phòng, điều trị và chăm sóc trực tiếp (13/03/2017)
▪ Các chứng bệnh tình dục nguy hiểm (08/03/2017)
▪ 7 câu hỏi phụ khoa được phụ nữ quan tâm nhất (27/02/2017)
▪ 'Mù tình dục', nhiều em gái phải chịu hậu quả (25/02/2017)