Chính phủ các nước và các hãng dược phẩm phải ưu tiên điều trị HIV cho trẻ em ở những nước nghèo.
"Con trai tôi tên là Jack. Nó sinh ngày 7/7. Tháng đầu tiên sau khi sinh, cháu hoàn toàn bình thường, nhưng thi thoảng cháu chợt la khóc, tôi đưa cháu đến bác sĩ khám bệnh và được biết cháu có đôi chút vấn đề ở phần ngực. Tôi không nghi ngờ có gì quá nghiêm trọng cả. Nhưng rồi sau hai tháng, ngày 7/9, cháu đã chết". Đó là những lời kể lể đầy đau đớn của mẹ một bé trai nhiễm HIV dương tính ở
Hầu như ở trên khắp châu Phi, các nghĩa địa đang ngày một quá tải. Trên nghĩa trang rất nhiều nấm mồ nho nhỏ, không lớn hơn cái giỏ đong thóc là bao, cảnh tượng đó thật đau lòng. Đó là một minh chứng thảm khốc của thực tiễn bi kịch với những đứa trẻ nhiễm HIV/AIDS ở các quốc gia đang phát triển.
Không được điều trị, một trong hai đứa trẻ sinh ra nhiễm HIV đã chẳng bao giờ có được ngày sinh nhật thứ hai trong đời nó. Đó là một tai hoạ.
Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, tổ chức Bác sĩ không biên giới (Médecins Sans Frontières - MSF) đã bắt đầu chăm sóc những người nhiễm HIV/AIDS ở các nước đang phát triển. Từ năm 2000, họ còn triển khai việc cấp thuốc điều trị kháng virus trong các dự án ở
Các chương trình phòng chống HIV/AIDS của MSF thực hiện công tác chăm sóc toàn diện bao gồm các nỗ lực phòng chống (giáo dục về sức khoẻ, phòng chống lây nhiễm từ mẹ sang con, phân phát bao cao su), tư vấn và xét nghiệm miễn phí, hỗ trợ cả về mặt dinh dưỡng và tâm lý xã hội, phòng ngừa và điều trị các nhiễm trùng cơ hội, cung cấp thuốc kháng virus nếu cần.
Tính từ 1/12/2005, MSF đã cung cấp thuốc ART tới hơn 57,000 bệnh nhân theo hơn 50 dự án ở 29 nước. Trong số các bệnh nhân đó, 3,500 (6%) là trẻ em. MSF đang tiến hành chứng minh các kết quả điều trị tốt ở những trẻ em đã được điều trị trong những dự án của tổ chức này, dẫu rằng những nỗ lực đáng kể ấy vẫn chỉ là một phần nhỏ so với nhu cầu rất lớn của thế giới nói chung.
Theo ước tính của UNAIDS, hiện có khoảng 2.3 triệu trẻ em nhiễm HIV trên toàn cầu; 95% số trẻ em này thuộc các nước nghèo, hầu hết ở tiểu vùng Sahara, châu Phi. Mỗi năm có khoảng 93% số trẻ này không được điều trị để kéo dài sự sống.
Không có được các nhóm ủng hộ mạnh mẽ, không có khả năng mua thuốc điều trị, trẻ em ở các nước nghèo hầu như bị lãng quên trong các bản nghiên cứu quốc tế hoặc chương trình nghị sự phát triển về HIV. Một mặt trẻ em chiếm gần 5.7% số người nhiễm HIV trên toàn thế giới, một mặt chúng chiếm khoảng 18.4% trong tổng số người tử vong toàn cầu vì đại dịch thế kỷ năm 2005. Trẻ em không thể bị coi là những nạn nhân không được nhìn đến, không được nghe đến nữa của đại dịch HIV/AIDS.
Ở những quốc gia giàu có phía bắc, đại dịch HIV/AIDS với trẻ em đã được kiểm soát: công tác phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thu được những thành công nhất định, trẻ mồ côi và trẻ em nói chung đã được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc kháng virus khi phát hiện có bệnh. Nhưng ở những nước miền nam khó khăn hơn, trẻ chết vì cha mẹ chúng không được điều trị thuốc kháng virus, vì các bác sĩ và nhân viên y tế không có dụng cụ xét nghiệm cũng như tiền của, thuốc men chữa trị cho chúng.
Vậy thì những viên thuốc tiện dụng, những viên ba trong một, những kết hợp liều lượng cố định đáp ứng nhu cầu bức thiết cho trẻ em nghèo ở đâu? Nó phụ thuộc vào những giá tiền mà cha mẹ các em phải chi trả hay chính phủ có khả năng lo giúp các em? Số ít các loại thuốc kháng virus hiện có dùng điều trị HIV/AIDS cho trẻ em đắt ít nhất gấp 5 lần so với thuốc dành cho người lớn.
Do đó, chính phủ các nước, tổ chức y tế thế giới và các hãng dược phẩm cần ưu tiên hàng đầu việc phát triển những giải pháp theo dõi và xét nghiệm HIV đồng thời là vấn đề thuốc điều trị dành cho trẻ em ở các nước nghèo.
Chính các lực lượng kinh tế và xã hội có vai trò quyết định với những chương trình nghị sự về nghiên cứu và phát triển của các hãng được phẩm trên thế giới đã phớt lờ nhu cầu đó của những nước nghèo. Vấn đề luật sở hữu trí tuệ, chống sản xuất thuốc cùng loại trong nước đã khiến kết luận cuối cùng rút ra rất rõ ràng đối với trẻ em nghèo ở châu Phi là: không tiền, không thuốc điều trị.
Theo thời gian, có thể một ngày nào đó các thuốc điều trị cần thiết sẽ tới được những nước nghèo trên thế giới. Nhưng với những em nhỏ như bé Jack ở
Năm 2001, đại đa số các nước thuộc Tổ chức thương mại thế giới, kể cả Canada đã quyết định đưa ra một uỷ thác chưa từng có tiền lệ, đó là "thuốc cho tất cả mọi người". Thời điểm để những lời tuyên bố hùng hồn đó biến thành hiện thực chính là lúc này, ngay bây giờ.
Đỗ Dương theo http://www.medicalpost.com
▪ Mỹ Latinh cam kết điều trị giá rẻ cho bệnh nhân AIDS (15/01/2006)
▪ Giải thích các trường hợp kháng thuốc khác nhau của virus HIV (17/01/2006)
▪ Hãng Roche chia sẻ kinh nghiệm sản xuất thuốc điều trị HIV (16/01/2006)
▪ Kiểm soát HIV giai đoạn đầu điều trị HAART giúp dự báo hậu quả (16/01/2006)
▪ Thuốc chống HIV mới (13/01/2006)
▪ Dự án giảm lây nhiễm HIV/AIDS ở bắc Michigan (14/01/2006)
▪ Norway: Động vật biển giúp điều trị HIV và viêm gan C (13/01/2006)
▪ Số người nhiễm HIV mới giảm nhẹ (07/01/2006)
▪ Bộ dụng cụ xét nghiệm mới của Home Access (11/01/2006)
▪ Vì trẻ em, cho mọi ngừơi (09/01/2006)