“Tôi đã được điều trị thuốc ARV nhưng tôi không có đủ tiền để mua một bữa ăn dù đơn giản”, anh Wa Kimani, một bệnh nhân HIV đã cho biết như vậy.
Đó cũng là lý do tại sao tôi phải đăng ký điều trị tại hai điểm, để tôi có thể nhận thuốc ARV hai lần: sử dụng thuốc được cấp ở một điểm và bán đi khẩu phần điều trị của mình được cấp ở điểm thứ hai, như thế tôi sẽ có thể kiếm được thứ gì đó ít ỏi cho cái dạ dày lép kẹp của mình”.
Những lời tâm sự đó được anh Wa Kimani cho biết khi đang ngồi bên ngoài một trong hai trung tâm mà anh đăng ký nhận thuốc điều trị và chờ có người đến mua thuốc của mình.
Thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với căn bệnh AIDS vẫn tồn tại tương đối phổ biến ở
Anh Wa Kimani hiện tại đang thất nghiệp, anh bắt đầu việc bán thuốc từ năm ngoái. Với thuốc điều trị anh bán ra, khách hàng chỉ mất gần 7 đô la Mỹ tiền thuốc mỗi tháng.
Anh tâm sự: “Số tiền bán thuốc không nhiều nhưng chí ít nó cũng giúp tôi mua chút ít thức ăn để tôi không phải uống thuốc với cái dạ dày trống rỗng. Điều đó có thể sẽ rất nguy hiểm, bạn biết đấy”.
Tôi nhớ đã có lần, trước khi tôi nghĩ ra trò bán thuốc này tôi đã uống thuốc mà chẳng ăn gì – dù chỉ là chút cháo đặc. Tôi đã gần như chết. Tôi yếu đi và cơ thể xuất hiện nhiều vết loét đến giờ vẫn chưa lành hẳn”.
Cho tới hồi đầu tháng này, giá tiền cho cùng một lượng thuốc ARV ở các trạm xá trung ương vào khoảng 1,4 đô la Mỹ. Tuy nhiên, cũng tính từ đầu tháng này thì khoản phí này đã được loại bỏ.
Hiện có hoảng 2 triệu người nhiễm HIV/AIDS ở
Chị Patricia Asero, thành viên của phong trào tiếp cận điều trị ở
Chị nói: “Tôi quan tâm và đã điều tra sâu hơn về thực tế này vì những người bệnh này thuộc nhóm hỗ trợ tương tự với nhóm của tôi.
Tôi cũng đã phát hiện thấy họ đăng ký nhận thuốc ở hơn một trung tâm để họ có thể nhận thêm thuốc và bán lấy tiền mua thức ăn để có thể tiếp tục uống thuốc điều trị”.
Cũng theo chị Asero thì ở một số trường hợp chỉ được nhận thuốc điều trị từ một nguồn cũng đã phải bán đi chính những viên thuốc duy nhất của họ để mua thức ăn.
Chị lưu ý: “Họ sẽ nói với bạn rằng họ đánh mất thuốc; những người khác thì lại nói túi xách của họ bị kẻ trộm rạch. Nhưng khi bạn thẩm tra họ kỹ càng thì bạn sẽ biết được sự thật đằng sau những lời biện bạch ấy”.
Các số liệu chính thức cho thấy ở Kenya hiện nay có khoảng 56% dân số sống dưới mức nghèo đói, chính vì điều này mà cám dỗ của đồng tiền khiến các bệnh nhân nhiễm HIV dương tính trong nước bán đi thuốc điều trị của mình là rất lớn.
Ông Omu Anzala, một giảng viên cao cấp thuộc khoa virus học ở trường y đại học
Chính phủ Kenya tuyên bố đã tăng ổn định số người được điều trị thuốc ARV trong những năm gần đây: 39000 bệnh nhân được điều trị năm 2005 trong khi đó năm 2004 có 24 000 bệnh nhân được điều trị.
Ông Anzala bình luận: “Chính phủ nên tránh xa việc chỉ đưa ra cho chúng ta các con số. Họ nên quan tâm hơn tới chất lượng và mức ổn định của dịch vụ. Những con số này chẳng có ý nghĩa gì khi đa số người bệnh vẫn không được điều trị hoặc phải bán thuốc đi”.
Giá bán thuốc ARV do chính những bệnh nhân đặt ra, và với cách thức dùng thuốc thất thường như vậy người ta lo ngại sẽ làm nảy sinh những chủng loại virus HIV kháng thuốc ở
Chị Asero lưu ý: “Khi chúng ta nói về vấn đề chăm sóc toàn diện trong công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS, chúng ta hiểu rằng dinh dưỡng cũng là một vấn đề trong đó. Nhưng chính phủ đã phớt lờ điều này; chính phủ chỉ đưa ra những tư vấn dinh dưỡng mà thôi.
Một số trung tâm điều trị có thể chỉ đưa ra một gói bột mỳ cho mỗi tháng. Như vậy cũng coi như chẳng có gì cả”.
Đỗ Dương theo http://www.mg.co.za
▪ Kem thuốc đặc biệt phòng ngừa AIDS (17/06/2006)
▪ Malawi cần thêm thuốc điều trị AIDS (15/06/2006)
▪ Bắc Carolina: Nhiều khả năng bổ sung thêm thuốc điều trị AIDS miễn phí (15/06/2006)
▪ Tin vui trong thử nghiệm vắc xin AIDS ở Trung Quốc (15/06/2006)
▪ Thử nghiệm ở khỉ và những khả thi trong nghiên cứu vắc xin AIDS (12/06/2006)
▪ Thuốc “ức chế lan truyền HIV” (09/06/2006)
▪ Kenya: Miễn phí điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS (05/06/2006)
▪ Giá thuốc tăng, Brazil không đủ tiền cấp thuốc miễn phí cho dân (29/05/2006)
▪ Thế giới phải sản xuất thêm nhiều thuốc điều trị AIDS cho trẻ em (29/05/2006)
▪ Ranbaxy có thêm 4 loại thuốc được WHO chấp nhận (26/05/2006)