Ô môi là loại cây rất quen thuộc với người dân miền Nam, chúng mọc hoang hoặc được trồng lấy quả. Quả ô môi thường được dùng ngâm rượu làm thuốc bổ, hoặc nấu cao mềm để kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
Cây ô môi có tên khoa học là Cassia grandis L.F. Đây là một loài cây gỗ to, thuộc họ Vang, thân cao tới 10-12 m, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim, gồm hàng chục đôi lá chét dài 7-12 cm, rộng 4-8 cm, có phủ lông mịn. Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống, dài tới 20-40 cm. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40-60 cm, đường kính 3-4 cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc. Chính thứ cơm đặc sền sệt chứa trong quả ô môi này được nhân dân ta ngâm rượu làm thuốc bổ để uống, hoặc nấu cao.
Cách chế biến rượu ô môi: Về mùa thu, khi quả ô môi đã chín, người ta hái quả về, bỏ vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy cơm ngâm rượu. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500 ml rượu 25-30 độ. Ngâm trong 15-20 ngày là dùng được, nhưng càng để lâu càng tốt.
Rượu ô môi được dân gian dùng làm thuốc bổ, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương. Liều dùng: Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.
BS Mai Phương, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Thuốc mới giúp giảm cân (19/04/2005)
▪ Bí quyết làm trắng da của người Nhật (19/04/2005)
▪ Hơn 8 tỷ đồng cho bệnh nhi nghèo (19/04/2005)
▪ Kem dưỡng Bảo Lâm chứa chất gây tai biến da (19/04/2005)
▪ Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (19/04/2005)
▪ Những món ăn giúp lửa tình bùng cháy (19/04/2005)
▪ Mổ cắt đoạn ruột già nặng 10 kg (19/04/2005)
▪ Cháu có thể sinh con? (19/04/2005)
▪ Thâm 2 bên khóe miệng (19/04/2005)
▪ Vai trò của nước bọt (18/04/2005)