Những xét nghiệm khác
Có thể bác sĩ sẽ cho em thử máu, thử nước tiểu, thử phân, thử đàm v.v… nếu cần. Em nên nghe theo. Dĩ nhiên, phải thực sự cần thiết giúp ích cho việc định bệnh và theo dõi bệnh, bác sĩ mới bắt em phải làm. Chẳng hạn thứ máu để tìm bệnh thương hàn, bệnh sốt rét… thứ nước tiểu tìm vi trùng, tìm chất đản bạch tinh, chất đường… thử phân tìm trứng lãi… thử đàm tìm vi trùng lao v.v… Em không nên coi thường, bỏ qua. Tuy nhiên, cũng phải tránh sự lạm dụng, bày vẽ tốn kém không cần thiết. Nguyên tắc là không nên tự ý làm hay yêu cầu mà không có chỉ định của bác sĩ điều trị của em.
Những người biết quá nhiều
Đó là tự của một bức thư mà André Maurois gửi cho người đàn bà không quen biết. Ông kể chuyện một bà tỏ ra biết quá nhiều, khiến ai cũng bực mình, khó chịu. Trong bữa tiệc bà đã “quay”và chỉ trích ông bác sĩ ngồi bên về vấn đề ăn uống. Thứ này có bao nhiêu calori? Món kia có bao nhiêu calori? Bao nhiêu chất đạm chất béo? Trời ơi, sao bác sĩ ăn món đó, món đó rất độc vì có nhiều v.v… và v.v… Rồi khi ông bác sĩ đã ngao ngán, bà quay sang một nhà tài chính đề chỉ trích chính sách thuế khóa của nhà nước. Một người như thế thì ai cũng phải “né”.
Có quá nhiều bệnh nhên đi khám bác sĩ cũng tỏ ra “biết quá nhiều” như thế. Họ đã đọc ở đâu đó một cuốn sách hay một bài báo về y học và họ đến để “quay” bác sĩ, hoặc đố” bác sĩ, cso khi họ còn gây những trở ngại cho việcđiều trị của bác sĩ. Họ nói: Cháu nó đã uống nhiều thứ thuốc mạnh rồi, bác sĩ cho thứ này nhẹ quá không khỏi đâu! Hoặc: Trời ơi! Thứ thuốc này mạnh quá, tôi đâu dám cho cháu uống, sợ cháu quen thuốc! Các cô bán thuốc cũng nói thuốc này mạnh quá, không nên ch ỏtẻ em uống! Có khi họ nói: “Cháu uống thúôc trụ sinh này phải kèm thuốc bổ ruột, nếu không sẽ “tiêu chảy”. “Cháu đã uống thứu thuốc ho mạnh nhất, thuốc này chẳng ăn thua gì đâu…”.
Gặp những trường hợp như thế, bác sĩ nào cũng thấy bực mình – nếu họ kiên nhẫn, họ sẽ giải thích và thuyết phục bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân theo ý kiến họ, nhưng thực khó lòng mà làm cho người ta bỏ được thành kiến. Làm gì có thúôc trụ sinh “mạnh” hay “yếu”, chỉ có thứ thuốc trụ sinh này dùng để diệt loại vi trùng này hoặc trụ sinh kia dùng để diệt loại vi trùng khác. Các bác sĩ cũng biết rõ trong trường hợp nào phải dùng loại nào thích hợp, với một lượng thuốc bao nhiêu, với một thời gian bao lâu. Người bệnh thường tự ý mua thuốc uống hoặc tự ý tăng giảm lượng thuốc bác sĩ cho kiến bệnh quen thuốc khó điều trị thêm. Trong trường hợp đó bác sĩ bắt buộc phải đổi thuốc. Người bệnh có quyền chọn lựa bác sĩ điều trị cho mình và toàn quyền đổi bác sĩ, tuy nhiên, khi đã chọn một bác sĩ nào rồi, thì nên tin tưởng nơi họ. Tin tưởng là nhẹ bệnh 50% rồi đó. Dĩ nhiên là không phải tin tưởng mù quáng. Phải thắc mắc chớ, nhưng những thắc mắc nêu ra phải ở trong một tinh thần tìm hiểu, cảm thông, cởi mở, chớ không phải để “khoe khoang”. Có như thế mới có ích lợi cho chính bệnh nhân.
Có những trường hợp khác vì “biết quá nhiều” bệnh nhân đã quá sức lo lắng vô ích. Một cô giáo đã lo lắng mất ăn mất ngủ tưởng rằng con cô bị bệnh bạch hầu trong khi thực ra chỉ là viêm amiđan thông thường. Nhưng khó chịu hơn hết là những bệnh nhân tự định bệnh mình trước khi đến khám bác sĩ. Họ cũng muốn bác sĩ định bệnh đúng theo ý họ, nếu nói khác, họ bất mãn. bác sĩ Lương Phán kể lại trường hợp khó chịu này: Một ông vào phòng mạch và nói ngay với bác sĩ là mình bị “dư máu”, nhờ bác sĩ đo huyết áp giùm. Đo xong, bác sĩ thấy bình thường, nhưng khi nói cho bệnh nhân biết thì bệnh nhân không tin. Cả hai đều bực mình và khó chịu cả.
Tóm lại, khi có bệnh em nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nên khám bác sĩ quen để được tìm bệnh, theo dõi, điều trị tiện lợi hơn. Không nên đổi bác sĩ thường xuyên và khi đã chọn một vị bác sĩ “riêng” cho mình rồi thì nên đặt lòng tin tưởng nơi bác sĩ trọn vẹn. Nên nghe lời chỉ dẫn của vị đó. Nếu có thắc mắc cứ trình bày thẳng thắn với tinh thần tìm hiểu, cộng tác, và chắc chắn bác sĩ sẽ vui vẻ giải thích, hướng dẫn cho em.
Hết
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Việc rèn luyện có thể làm thay đổi não bộ (08/11/2004)
▪ Mẹo nhỏ với bia (03/11/2004)
▪ Rò trước tai (08/11/2004)
▪ 400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 98) (08/11/2004)
▪ Leo núi rất có lợi cho sức khỏe (08/11/2004)
▪ Làm thế nào khắc phục chứng giật chân? (08/11/2004)
▪ Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn bệnh sán máng (08/11/2004)