Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki sẽ trực tiếp lãnh đạo Hội đồng chống AIDS quốc gia Nam Phi (gọi tắt là Sanac) trong quá trình phải đối mặt với tình trạng số người tử vong vì căn bệnh thế kỷ đang gia tăng, chủ nhiệm Chiến dịch hành động điều trị Zackie Achmat công bố tin này hôm thứ tư trong tuần.
Vào cuối của cuộc hội thảo kéo dài ba ngày dành cho các nhà hoạt động y tế từ 22 quốc gia châu Phi, ông Zackie Achmat đã trích dẫn báo cáo về tỉ lệ tử vong trong giai đoạn 2003-2004 do cục thống kê Nam Phi công bố ba tuần trước đây.
Ông này cho biết, bản báo cáo trên cũng cho thấy sự thay đổi đầy kịch tính trong các kiểu trường hợp tử vong.
Ông nói: "Lần đầu tiên từ trước tới nay, năm 2003, những người trong độ tuổi từ 30 đến 34 chết với số lượng lớn hơn những người ở độ tuổi 60". Nghiêm trọng hơn chính là số tử vong ở trẻ em ở độ tuổi từ 0 đến 4 - tỉ lệ này đã tăng từ gần 35 000 em năm 1997 lên hơn 55 000 em năm 2004.
Cũng đã xuất hiện mức tăng kinh hoàng về số trường hợp tử vong ở nữ giới. Tỉ lệ tử vong ở nam giới trong suốt thời gian từ 1997 đến 2003 đã tăng 60% và tỉ lệ tử vong ở nữ giới tăng tới 93%.
Ông Achmat nói: "Chỉ có lý do duy nhất có thể giải thích về điều này: đó chính là đại dịch HIV/AIDS. Và với tất cả chúng ta, chúng ta muốn gửi lời kêu gọi lên chính phủ: đây là một vấn đề khẩn cấp. Tình trạng lạm phát về tỉ lệ tử vong này đòi hỏi sự hỗ trợ của tất cả mọi người trong việc giải quyết nó".
Điều quan trọng nhất có thể làm hiện nay chính là tổng thống nên nắm quyền điều hành Sanac, gắn kết mọi người lại với nhau không chỉ ba tháng một lần mà là hàng tháng, cập nhật thông tin và các báo cáo, chọn lựa những gì được làm, đâu là nơi chúng ta cần có những bước hành động khẩn trương nhằm giúp người bệnh HIV điều trị, đâu là nơi chúng ta phải cải thiện việc quản lý tình trạng bệnh lao, v.v..
Chính ngay dưới thời cầm quyền của tổng thống mà các ca tử vong đã và đang xảy ra, vậy nên người có trách nhiệm giải quyết thực trạng này phải chính là tổng thống".
Người đứng đầu hiện nay của hội đồng là phó tổng thống Phumzile Mlambo-Ngcuka, người đã đảm nhiệm vị trí của ông Jacob Zuma từ sau vụ việc gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc tắm và nguy cơ lây nhiễm AIDS mà báo chí đã từng đề cập.
Ông Achmat cho biết, tổng thống các nước
Cũng theo ông này thì bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho các bệnh nhân HIV ở Nam Phi, song những công cụ chẩn đoán căn bệnh này đã có được từ khoảng 107 năm nay rồi.
Điều này có nghĩa, nếu như bây giờ để biết được kết quả xét nghiệm HIV người ta chỉ cần 15 phút nhưng những người dân ở các khu vực nghèo có thể phải chờ đến 3 tháng mới nhận được kết quả xét nghiệm lao.
Năm 1997, Nam Phi có khoảng 22 000 ca tử vong vì lao, cho tới năm 2003, con số này còn tăng lên 67000 người, đó quả là mức tăng rất đáng lưu tâm.
Một người nhiễm HIV dương tính lại đồng nhiễm cả lao có nguy cơ tử vong gấp 29 lần so với những người nhiễm lao nhưng không nhiễm virus HIV.
Tổng thư ký TAC Sipho Mthathi cho biết, tháng vừa qua, bộ trưởng bộ y tế Manto Tshabalala-Msimang đã triển khai rất nhiều phần trong kế hoạch phòng chống dịch lao trên toàn quốc. TAC coi đại dịch lao như một đại dịch kép bên cạnh đại dịch HIV.
Cũng theo bà tổng thư ký thì lý do khiến tỉ lệ tử vong vì bệnh lao khá cao ở các bệnh nhân HIV dương tính chính là căn bệnh thường biểu hiện ở những vị trí không quen thuộc trên cơ thể họ.
Bà nói: "Bệnh lao như chúng ta vẫn biết đó là lao phổi. Rất nhiều người nhiễm virus HIV bị nhiễm thêm bệnh lao ở nhiều chỗ khác nữa, và điều này dẫn tới việc người ta thường chẩn đoán ra được bệnh lao ở những bệnh nhân HIV quá muộn và khi đó việc điều trị đem lại cực kỳ ít tác dụng.
Kế hoạch phòng chống dịch lao toàn quốc cần được xác định rõ rằng, có tới 70% trong số những người nhiễm lao là các bệnh nhân HIV, vì thế, cần phải nghĩ đến HIV khi bạn gặp bệnh nhân lao và ngược lại… Những người có khả năng miễn dịch thấp có nguy cơ nhiễm lao gấp 10 lần so với bình thường".
Dương Kim Thoa theo http://www.int.iol.co.za
▪ Botswana: BBCA đương đầu với những thách thức đại dịch AIDS tại nơi làm việc (26/06/2006)
▪ Kiểm tra HIV trước ngày cưới! (24/06/2006)
▪ Angola: Khai mạc uỷ ban doanh nghiệp chống AIDS (23/06/2006)
▪ Uganda: Nam giới cắt bao quy đầu ít nhiễm HIV/AIDS hơn (23/06/2006)
▪ Uganda: Tổ chức Goal trao 1 tỉ sh cho Bugiriri chống AIDS (22/06/2006)
▪ Cần có pháp chế cụ thể chống kỳ thị với bệnh nhân HIV/AIDS (22/06/2006)
▪ Triển khai chương trình phòng chống AIDS trong trường học ở Kamuli (21/06/2006)
▪ Cần mở rộng vai trò của nhân viên y tế trong phòng chống HIV/AIDS (19/06/2006)
▪ Norway tài trợ 3.2 triệu đô la chống HIV/AIDS cho Angola (19/06/2006)
▪ Nam Phi: Cần viện thêm các lực lượng ngoài y bác sĩ trong cuộc chiến với AIDS (19/06/2006)