Điển hình là mô hình mạng lưới, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, còn gọi là Tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng (CBO). Tính đến thời điểm hiện tại, 67 nhóm do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) thành lập tại 33 tỉnh, thành phố đã thu hút hàng nghìn người nghiện, người sau cai nghiện tham gia (mỗi nhóm có từ 10-300 thành viên).
![]() |
Điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone. Ảnh: Thùy Chi |
Các nhóm được trang bị các kiến thức, kỹ năng xã hội cơ bản với tinh thần tôn trọng nhân phẩm con người, tương thân, tương ái, lãnh đạo và thành viên các nhóm đã tích cực quan tâm động viên, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt. Chính vì vậy, hàng trăm người của các nhóm này đã từ bỏ được ma túy, điều trị bằng Methadone, nâng cao thể lực, có công ăn việc làm chân chính, cải thiện điều kiện sống.
Không những vậy, họ là những thành viên tích cực trong công tác truyền thông, tư vấn, hỗ trợ giảm tác hại với những người liên quan đến ma túy, mại dâm, người nhiễm HIV/AIDS. Các Nhóm do SCDI thành lập và đỡ đầu đang là các CBO hoạt động có hiệu quả thiết thực nhất hiện nay.
Một mô hình thành công khác, là Câu lạc bộ “Kết nối thành công” của Trung tâm Giáo dục-Lao động Xã hội TP. Hải Phòng. Với 2 phương thức hoạt động: Hàng chục người hoàn thành thời gian cai nghiện tình nguyện làm đơn xin được ở lại Trung tâm làm việc và được chấp nhận. Họ là những người lao động chuyên cần được các học viên đang cai nghiện noi gương. Sau một thời gian, nhiều người được tiếp nhận làm cán bộ Trung tâm.
Các mô hình khác như: Xây dựng Cơ sở cai nghiện thân thiện; mô hình cai nghiện quân dân y kết hợp; các mô hình kết nối cai nghiện và hỗ trợ sau cai; mô hình điểm tư vấn, chăm sóc điều trị nghiện tự nguyện; mô hình nghiên cứu, áp dụng, cập nhật khoa học mới cho người cai nghiện tự nguyện; cai nghiện ma túy tại cộng đồng... đã hình thành và phát triển tại hàng chục tỉnh, thành phố với các tên gọi, các hình thức hoạt động khác nhau đang là nhân tố đóng góp tích cực cho công tác cai nghiện.
Các mô hình bước đầu đã phát huy hiệu quả, cho thấy sự tham gia tích cực của người nghiện và gia đình người nghiện. Đồng thời, khẳng định chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước đang đổi mới, đáp ứng với sự phát triển của xã hội, cùng các nội dung, tinh thần chỉ đạo của chính quyền và các ban ngành đoàn thể các cấp quan tâm trong chỉ đạo và triển khai thực hiện đã mang lại những kết quả nhất định.
Để thực sự đổi mới công tác cai nghiện, có những mô hình, phương pháp cai nghiện tốt cần phải đổi mới về nhận thức: Cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội thống nhất coi nghiện ma túy là một loại bệnh và khi đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao thì hoàn toàn có thể điều trị, cai nghiện giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Người làm công tác cai nghiện phải biết dứt khoát đoạn tuyệt với cách làm cũ, hời hợt, hành chính, khô cứng. Phải không ngừng tìm tòi, đổi mới. Trong mọi hoạt động, người nghiện phải là trung tâm của sự quan tâm để phát triển một hệ thống dịch vụ cai nghiện phù hợp với họ, với hoàn cảnh cộng đồng họ đang sống.
▪ Khi cộng đồng là điểm tựa của người nghiện ma túy (28/06/2017)
▪ Thành lập Mạng lưới người cai nghiện ma tuý thành công Việt Nam (23/06/2017)
▪ Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của phụ nữ bán dâm (17/06/2017)
▪ Lai Châu: Xóa bỏ rào cản do phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS (08/06/2017)
▪ Trao tặng quà cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Nam Định (06/06/2017)
▪ Tuyên truyền để cộng đồng không còn kỳ thị với người nghiện (03/06/2017)
▪ Nỗi niềm người phụ nữ vượt qua cơ ‘bĩ cực’ (31/05/2017)
▪ Đã yêu thì sẵn sàng dấn thân (30/05/2017)
▪ Giúp đỡ người mãn án tù vượt qua lầm lỗi (23/05/2017)
▪ Nâng cao kiến thức hỗ trợ người cai nghiện hòa nhập cộng đồng (18/05/2017)