![]() |
Quyền Giám đốc Quốc gia Chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam Ali Safarnejad. Ảnh: Thùy Chi |
Ông Ali Safarnejad, quyền Giám đốc Quốc gia Chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam cho biết, tháng 11/2015, cách tiếp cận dồn tổng lực để chấm dứt dịch AIDS đã được giới thiệu như một một cách thức để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Khi đó, chúng ta đã biết rằng tất cả các đối tác trong ứng phó toàn cầu với HIV cũng như của các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất trong đó có Việt Nam đều ủng hộ cách tiếp cận này. Đầu năm nay, Phiên họp cấp cao 2016 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về chủ đề Kết thúc dịch AIDS đã chính thức phê chuẩn việc áp dụng cách tiếp cận mới và táo bạo này.
Bản Tuyên bố Chính trị được thông qua đã xác định toàn thế giới dồn tổng lực phòng, chống HIV cũng như thực hiện các mục tiêu có thời hạn rõ ràng nhằm tiến tới kết thúc dịch AIDS. Một trong những mục tiêu cần phải đạt là cam kết đến năm 2030 mở rộng độ bao phủ của dịch vụ HIV do các tổ chức cộng đồng cung cấp lên ít nhất 30% tổng diện bao phủ dịch vụ.
Việt Nam hiện đã có 80% tổng số người nhiễm HIV được xét nghiệm chẩn đoán và biết tình trạng nhiễm của bản thân. Hơn 50% trong số này đang được điều trị kháng HIV, gần 2/3 số người tham gia điều trị đã đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Nếu không có mạng lưới rộng khắp của các tổ chức cộng đồng ở địa phương thì những cách làm mới và sáng tạo để mở rộng xét nghiệm HIV đã không thể triển khai thành công. Nếu không có những thành viên cộng đồng làm công việc giáo dục và hỗ trợ đồng đẳng thì khó có thể bảo đảm kết nối vô cùng quan trọng từ xét nghiệm, chẩn đoán đến khởi đầu và tuân thủ điều trị.
Ông Ali Safarnejad mong muốn, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng các dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV, hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu 90-90-90, một phần trong các mục tiêu về dồn tổng lực phòng, chống HIV.
Đặc biệt, ông Ali Safarnejad muốn nhấn mạnh rằng dồn tổng lực phòng, chống HIV cũng cần phải đẩy mạnh các dịch vụ dự phòng HIV. Những người tiêm chích ma túy, người bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới là những nhóm người đặc biệt dễ bị tổn thương do HIV, nhưng tiếp cận họ lại vô cùng khó khăn. Vì vậy, phải bảo đảm rằng những nhóm người dễ bị tổn thương này có thể tiếp cận được tới các dịch vụ dự phòng có chất lượng tốt bao gồm bơm kim tiêm, bao cao su và chất bôi trơi, methadone và những dịch vụ dự phòng khác.
Theo ông Ali Safarnejad, những người dễ bị tổn thương nhất bởi HIV thường bị kỳ thị nặng nề. Bằng chứng cho thấy kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là một rào cản chính ngăn những người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV sử dụng các dịch vụ phòng chống HIV.
▪ Kêu gọi ngừng các hành vi sỉ nhục, ngược đãi bệnh nhân HIV/AIDS (01/12/2016)
▪ Những chàng trai đồng tính đi tư vấn phòng chống HIV/AIDS (01/12/2016)
▪ Phòng, chống HIV/AIDS: ‘Những kết quả vô cùng ấn tượng’ (30/11/2016)
▪ WHO khuyến khích người nguy cơ cao xét nghiệm HIV tự nguyện (30/11/2016)
▪ Nhiều người châu Âu không biết mình nhiễm HIV (30/11/2016)
▪ 40% người nhiễm HIV có Bảo hiểm y tế (28/11/2016)
▪ Khó kiểm soát nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam (26/11/2016)
▪ Phân biệt đối xử, kỳ thị khiến trẻ nhiễm HIV ‘yếu’ đi từng ngày (25/11/2016)
▪ Bạo lực gia đình phải được coi là vấn đề của xã hội (25/11/2016)
▪ Cao Bằng: Phát hiện mới 39 trường hợp nhiễm HIV (24/11/2016)