Ít ai biết rằng răng chỉ mọc sau khi hình thành và hoàn tất phần "vành" để mọc răng đưa vào sử dụng - sau đó mới tiếp tục hoàn thành phần "chân": từ A tới Z phải mất 25 đến 40 tháng cho một răng sữa và trên 10 năm cho một răng vĩnh viễn.
Cấu trúc răng sữa và vĩnh viễn nói chung là giống nhau, song lớp men ở răng vĩnh viễn dày dạn và cứng hơn nhờ có fluor. Các phiến fluoro-apatit xếp thật khít của men răng càng ngấm nhiều fluor thì càng có khả năng giúp cho răng chịu đựng được các thử thách về:
1. Nhiệt độ nóng hay lạnh 2. Độ pH càng thấp càng "hại răng".
Ăn gì không sâu răng?
Nên giới hạn trước tiên là các bánh, kẹo ngọt, nước ngọt có đường, nước ngọt có gas và kem.
Có ăn, nên uống nước, "súc miệng" sớm sau khi ăn. Để chậm là vi khuẩn và chất đạm sẵn có trong nước miếng kết hợp với bột, đường thành mảng bám răng, nôm na gọi là "bựa răng": vi khuẩn trong miệng tác động lên bột, đường biến ngọt thành chua ("chua miệng"), ăn mòn men răng, xâm nhập tới ngà răng, tiến vào tủy răng (sâu răng).
Ăn trái cây như cốc, ổi, dứa, v.v. ngoài sinh tố C còn có chất xơ có tác dụng chà răng, đồng thời thoa nắn cho nước thêm mạnh và bền chắc.
Ăn quà vặt đến bữa dễ ngang dạ và nhiều khi không bảo đảm vệ sinh. Có thể nhai kẹo cao su, loại ngọt không do đường, có tẩm fluor, kích thích cho tiết nhiều nước miếng, "làm sạch miệng" và có độ ma sát của cao su giúp chắc nướu răng, cùng mùi hương làm hơi thở thơm tho, thêm tự tin khi nói chuyện (gần kề) với người khác! (nhưng coi chừng lạm dụng thì bị "rối loạn tiêu hóa"!)
Thức ăn cho răng khỏe
* Sữa tươi nguyên kem, nếu được 1/2 lít mối ngày thì hay nhất, để có đủ chất đạm, chất vôi (calci/Ca), sinh tố A và D - tốt cho sự phát triển nói chung và cho răng nói riêng.
* Có thể đa dạng hoá việc uống sữa này bằng cách biến chế thành yaourt, phô mai, hay trộn thêm trái cây cho có hương vị hấp dẫn.
Gia đình kết hợp với nhà trường nên tập cho các cháu thói quen uống sữa, vì sữa đáng được coi là thức ăn chính cung ứng calci cho nhu cầu hàng ngày.
Mặt khác, cũng có thể nạp đủ calci qua thức ăn:
1. Bánh đúc, bánh ú tro, các bột dinh dưỡng có bổ sung calci trong nhóm lương thực cơ bản; 2. Rau họ cải; 3. Các trái cây có múi, có tép (cam, quýt bưởi...); 4. Thức ăn giàu đạm: cá hộp ăn cả xương mềm, cá nhỏ chiên hay kho ăn cả xương, nghêu, sò, ốc, hến, tàu hũ và sữa đậu nành bổ sung calci; 5. Đồ uống nên dùng trà hàng ngày - vì trà đem lại thêm fluor.
|