Bạn có biết rằng tuần lễ đầu tiên trong tháng sáu được chọn làm Tuần lễ xét nghiệm HIV ở Nhật Bản? Tác giả của bài viết này đã được mời tham dự một sự kiện tưởng niệm ở Ikebukuro, Tokyo, Nhật Bản, nhưng hầu như cả tuần đó vẫn thiếu đi một tia hy vọng.
Hôm 2/6, hội nghị đặc biệt của LHQ về AIDS đã kết thúc bằng việc thông qua bản công bố mà theo đó sẽ tiêu tốn 2,57 nghìn tỉ yen mỗi năm cho tới tận năm 2010 - gấp đôi nguồn ngân sách hiện tại - để phục vụ công tác phòng ngừa sự lây nhiễm virus HIV.
Cho tới cuối năm ngoái, trên toàn thế giới có khoảng 38.6 triệu người nhiễm virus HIV, thực tế này đã khiến LHQ cảnh báo đại dịch đã đạt tới mức huỷ diệt chưa từng thấy.
Các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã giới thiệu một kế hoạch gấp đôi ngân sách chống AIDS với dự án tập trung vào công tác giáo dục về AIDS chuyên biệt dành cho thanh thiếu niên, nhóm đối tượng chiếm một nửa số ca nhiễm bệnh mới và cố gắng cải thiện vị trí của phụ nữ trên toàn thế giới.
Trong khi rất nhiều nơi trên thế giới hiểu rõ về những thảm hoạ phải đối mặt do đại dịch AIDS gây ra thì ở Nhật Bản, nhận thức về điều đó không rõ ràng như thế. Chính quan điểm còn khá thoải mái trước tình hình đại dịch đã gây cho tác giả bài viết này nhiều suy nghĩ.
Vào cuối năm 2004, một bản công bố cho biết, số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở Nhật đã đạt đến mức kỷ lục là 10,000 người, đó quả là một thông tin gây náo loạn khủng khiếp.
Cho đến ngày 28/4/2006, số bệnh nhân này đã tăng lên 11,251 người, đây là thông tin do Bộ y tế, lao động và phúc lợi xã hội cung cấp.
Chẳng hạn, chỉ tính riêng
Người viết bài này thường băn khoăn không biết mình có phải là người duy nhất nhận thức được những gì thực sự nguy hiểm mà chúng ta đang phải đối diện.
Những số liệu này không phải là sự ước đoán nữa – đó chính là những con số thực tiễn.
Và ở Nhật Bản, đất nước mà công chúng vẫn không ủng hộ việc xét nghiệm AIDS, thật không khó để tưởng tượng rằng có khá nhiều người thậm chí không biết họ đã nhiễm bệnh. Nếu người dân không được cảnh báo, đại dịch sẽ còn tiếp tục lây lan.
Dựa trên bản báo cáo của Hội nghiên cứu AIDS Nhật Bản thuộc Bệnh viện Komagome (mà có thể coi là viện nghiên cứu hàng đầu trên mặt trận phòng chống đại dịch thế kỷ của Nhật Bản), có thể thấy, chỉ có 9.3% số người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình ở những trung tâm y tế công cộng và hoặc một tổ chức xét nghiệm HIV nào đó.
Trong khi đó có 75% số người lần dầu tiên biết được bệnh trạng của mình ở một trạm y tế. Điều này có ý nghĩa gì, đó chính là rất nhiều người không biết mình nhiễm virus HIV cho tới khi xuất hiện các triệu chứng chuyển sang giai đoạn AIDS.
Người ta nói rằng, virus HIV âm thầm ủ bệnh ở bất cứ nơi đâu từ một vài năm đến hàng chục năm, nhưng nếu không làm xét nghiệm, người dân sẽ không bao giờ có cơ hội phát hiện bệnh sớm.
Bất chấp tình trạng nguy kịch của mình, nguồn ngân sách của
Điều này cũng đang xảy ra với các chính quyền địa phương trên toàn Nhật Bản. Ai cũng biết rằng khu vực cộng đồng đang gặp khó khăn về mặt tài chính.
Nhưng nếu biết áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chính phủ sẽ tiết kiệm được từ 100 triệu đến 200 triệu yên để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sau này.
Nếu các chính quyền muốn giảm bớt các chi phí y tế ban đầu hơn là việc phải cắt giảm ngân sách chi cho các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chắc chắn họ sẽ phải mở rộng thêm nguồn quỹ đó.
Cũng giống như các chính sách nhằm giải quyết tỉ lệ sinh ở mức thấp, dường như khu vực cộng đồng đang mua thời gian hơn là cố gắng giải quyết vấn đề.
Ở Nhật Bản, hệ thống bảo hiểm y tế hoàn toàn khép kín với đối tượng thanh thiếu niên, các em không dám dùng dịch vụ này vì sợ cha mẹ phát hiện. Với thực tế này thì việc phát hiện bệnh và điều trị sớm AIDS ở Nhật Bản là một điều không thể.
Rất nhiều ca nhiễm AIDS được phát hiện khi người bệnh đã xấp xỉ 20 tuổi, điều này cũng có nghĩa người bệnh đó đã nhiễm virus HIV khi còn dang tuổi thiếu niên.
Một mặt kêu gọi nhóm thanh thiếu niên thay đổi hành vi của họ, chúng ta cũng cần có những thay đổi mang tính cách mạng trong công tác tuyên truyền giáo dục giới tính tuổi thành niên của các bậc cha mẹ, của trường học và của xã hội nói chung.
Khi đó, sẽ có một khẩu hiệu mà bất cứ ai cũng có thể ứng dụng để phòng ngừa đại dịch AIDS – với việc du lịch ra nước ngoài: một tấm hộ chiếu; với lái xe: một tấm bằng lái, với tình dục: một bao cao su.
Dương Kim Thoa theo http://mdn.mainichi-msn.co.jp
▪ “Tử thần trắng” trên đất chè (14/06/2006)
▪ Thái Lan: Lo ngại tình trạng quan hệ tình dục không an toàn của thanh thiếu niên (14/06/2006)
▪ 5% dân số thế giới sử dụng ma túy (14/06/2006)
▪ Các nước nghèo nhất đối mặt với thảm hoạ y tế (12/06/2006)
▪ AIDS ở tuổi 25: Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV (12/06/2006)
▪ Tăng số người nhiễm HIV/AIDS ở Brazos Valley (12/06/2006)
▪ Cần Thơ: Gần 3.000 người nhiễm HIV/AIDS là thanh niên, công chức (08/06/2006)
▪ Châu Á chỉ đứng sau châu Phi về số ca nhiễm HIV/AIDS (06/06/2006)
▪ Angola: Benguela ghi nhận 767 ca nhiễm HIV/AIDS (31/05/2006)
▪ Nam Phi sẽ không kham nổi chi phí giải quyết đại dịch HIV/AIDS (31/05/2006)